Nóng gan là một ảnh hưởng do chức năng của gan không làm việc bình thường. Tình trạng này rất phổ biến và có thể diễn ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khó chịu của nóng gan như chướng bụng, mẩn đỏ, nổi mụn,… hãy theo dõi ngay các thông tin dưới đây. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các chia sẻ chi tiết hơn về tình trạng nóng gan và cách cải thiện.

Các thông tin cần biết về nóng gan

Để lựa chọn được cách cải thiện nóng gan phù hợp, bạn cần xác định nguyên nhân là gì. Việc nhận biết đúng triệu chứng của tình trạng này sẽ giúp cho quá trình xác định nguyên nhân được chính xác hơn.

Nóng gan là tình trạng gì?

Nóng gan là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng gan bị tổn thương, gây ra rối loạn chức năng đào thải, chuyển hóa. Lúc này, những phần không bị tổn thương sẽ phải tăng cường chuyển hóa và gây ra tình trạng nóng gan.

Gan là bộ phận quan trọng, có chức năng chuyển hóa, tổng hợp, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tất cả đồ ăn, thức uống hoặc bất kỳ thứ gì bạn dung nạp vào cơ thể đều sẽ cần phải tổng hợp, thanh lọc qua gan. Tuy vậy, do nhiều yếu tố tác động, gan có thể bị rối loạn chức năng này.

Nóng gan có nguy hiểm không?

Nóng gan đơn thuần không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc. Tuy vậy, nếu không chủ động phòng ngừa, điều trị, tình trạng nóng gan kéo dài có thể gây ra các bệnh gan khác như xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan.

Nong-gan-xay-ra-khi-gan-bi-roi-loan-chuc-nang-chuyen-hoa-thai-doc.webp

Nóng gan xảy ra khi gan bị rối loạn chức năng chuyển hóa, thải độc

Triệu chứng bệnh gan nóng

Để có thể xác định gan có đang bị nóng hay không, bạn nên theo dõi một số dấu hiệu nóng gan như sau:

Nổi mụn, mề đay: Chức năng của gan bị rối loạn có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất độc. Lúc này, độc tố có thể tích tụ trong gan và các bộ phận khác. Những độc tố này sẽ gây kích ứng da, nóng gan nổi mụn, mề đay và khiến người mắc bị ngứa, phù nề, thậm chí là nhiễm trùng da.

Vàng da, vàng mắt, vàng móng tay: Đây là triệu chứng nóng gan điển hình. Nguyên nhân là do các sắc tố mật bilirubin không được đào thải khi gan bị rối loạn chức năng, chúng sẽ tích tụ lại trong máu và gây vàng da, mắt (lòng trắng), móng tay.

Phân, nước tiểu đổi màu: Nước tiểu có thể ít hơn bình thường, màu sẫm hơn trong khi phân có thể hơi bạc màu.

Hơi thở có mùi hôi: Gan khi bị nóng, rối loạn chức năng có thể sản sinh nhiều ammonia hơn. Chất này sẽ làm cho hơi thở của bạn có mùi hôi, khó chịu. Bạn cũng có thể kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, vị giác kém, chán ăn.

Chướng bụng: Nếu nóng gan do các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra, có thể người bệnh sẽ thường cảm thấy chướng và khó chịu vùng bụng.

Một số dấu hiệu khác: Mỏi mắt, vùng da phía dưới mắt bị thâm quầng, sắc tố da thay đổi, đổ mồ hôi,…

Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng trên, bạn cũng nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng nóng gan. Một số phương pháp được sử dụng bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm gan, siêu âm, sinh thiết gan, CT Scan, MRI,… để xác định nguyên nhân gây nóng gan.

Mot-so-dau-hieu-nong-gan-co-the-gap-nhu-vang-da-vàng-mat-noi-me-day.webp

Một số dấu hiệu nóng gan có thể gặp như vàng da, vàng mắt, nổi mề đay,...

Nguyên nhân gây nóng gan

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan, bao gồm các nguyên nhân từ gan và yếu tố bên ngoài. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân từ gan

Bệnh viêm gan: Thường gặp là viêm gan A, B, C, D, E. Các loại virus xâm nhập vào gan và làm tổn thương đến cấu trúc, chức năng của gan.

Gan nhiễm mỡ: Khi chất béo tích tụ nhiều trong gan sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ gồm 2 loại chính là gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu.

Bệnh tự miễn: Ví dụ như viêm gan tự miễn, xơ gan mật nguyên phát (PBC), viêm đường mật tự phát,… Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào những tế bào khỏe mạnh và dẫn đến tổn thương gan.

Những nguyên nhân ngoài gan

Bệnh lý di truyền: Ví dụ như hemochromatosis (dư thừa sắt hơn mức cần thiết), bệnh Wilson (gan hấp thụ đồng thay vì giải phóng nó vào ống dẫn mật), thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AT) (gan không tạo đủ protein có tên gọi tương tự),…

Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Chế độ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, chiên rán,… có thể tạo áp lực và khiến gan phải làm việc nhiều hơn, từ đó gây ra nóng gan.

Lạm dụng thuốc: Đa số các thuốc tây đều được chuyển hóa qua gan. Nếu dùng thuốc quá liều hoặc trong thời gian dài sẽ khiến gan phải làm việc quá tải và gây ra nóng gan.

Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên dùng thuốc lá, cafe, rượu, bia,… sẽ làm gan phải hoạt động liên tục để có thể đào thải được các chất này. Lâu dài sẽ gây ra nóng gan và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Nong-gan-co-the-do-cac-benh-ly-tai-gan-hoac-tac-nhan-ben-ngoai.webp

Nóng gan có thể do các bệnh lý tại gan hoặc tác nhân bên ngoài

Cách cải thiện tình trạng nóng gan

Đa số tình trạng nóng gan có thể cải thiện bằng việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thay đổi lối sống và sử dụng thảo dược thanh nhiệt, thải độc gan. Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định sử dụng thuốc để nếu tình trạng nghiêm trọng hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Với chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Thực phẩm nên ăn

  • Đạm trong thịt trắng, sữa, nấm, cá, các loại hạt giúp tái tạo tế bào gan, hỗ trợ gan phục hồi chức năng.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc,… để hỗ trợ gan giải độc, giảm lượng cholesterol trong máu và chất béo tích tụ trong gan.
  • Thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa như omega-3, kẽm, vitamin,… để bảo vệ gan tốt hơn trước những tác nhân có thể gây tổn thương.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (0.4 l/kg/người) để hỗ trợ chức năng đào thải của gan được tốt hơn.

Thực phẩm không nên ăn

  • Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, có nhiều chất béo khó hấp thu bởi sẽ gây gan nhiễm mỡ và khiến tình trạng nóng gan nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế các ăn thực phẩm nhiều đường, đồ ăn cay nóng,…
  • Ăn ít carbohydrate hơn để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, từ đó giúp làm mát gan tốt hơn. Ví dụ như các loại bánh mì trắng, mì ống, khoai tây,…

Han-che-do-an-dau-mo-de-tranh-tich-tu-chat-beo-lam-tang-nguy-co-nong-gan.webp

Hạn chế đồ ăn dầu mỡ để tránh tích tụ chất béo làm tăng nguy cơ nóng gan

Thay đổi lối sống phù hợp

Bên cạnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu được các tác động xấu đến sức khỏe chung và sức khỏe của gan nói riêng. Ví dụ như:

  • Nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp gan có thời gian đào thải chất độc hại và phục hồi chức năng.
  • Kiểm soát căng thẳng, thư giãn đúng cách. Căng thẳng có thể gián tiếp gây ra sự thiếu hụt máu đến gan, ảnh hưởng đến sự phục hồi, hoạt động của gan.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… để giúp giảm gánh nặng cho gan.
  • Tăng cường tập luyện thể chất mức độ phù hợp để giúp cải thiện được quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch của cơ thể.

Bị nóng gan uống thuốc gì?

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyên người bị nóng gan kết hợp sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bảo vệ gan.

Thuốc tây trong trường hợp nóng gan nghiêm trọng

Trong trường hợp gan nóng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng thêm một số loại thuốc sau đây:

  • Flumeciol: Giúp bảo vệ mô gan, được sử dụng cho tình trạng nhiễm độc gan gây viêm, phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Essential: Giúp điều hòa rối loạn chức năng gan, sử dụng cho người bệnh bị nóng gan, xơ gan, viêm gan ở giai đoạn khởi phát.
  • Cianidanol: Giúp tăng cường ổn định màng lysosom tế bào tại gan. Ngoài ra sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do, cải thiện nồng độ ATP ở gan, tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch. Được sử dụng cho người bệnh bị nóng gan do viêm gan virus cấp, nhiễm độc gan cấp, bệnh gan (do rượu).
  • Biphenyl dimethyl dicarboxylat: Bảo vệ gan khỏi các tổn thương do uống rượu, bia, thuốc lá,… giảm nhanh enzym gan ALT bị tăng bất thường, từ đó cải thiện được chức năng gan.
  • Methionin: Dùng trong trường hợp nóng gan do viêm gan nhiễm độc thuốc.

Thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan

Các thành phần và thảo dược giúp tăng cường thải độc, bảo vệ gan như Silybin phospholipids, diệp hạ châu đắng, cà gai leo, lồng đèn,… Khi phối hợp những thành phần này với nhau và sử dụng, bạn có thể cải thiện được các triệu chứng của nóng gan như mệt mỏi, vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa,…

Trong đó, nổi bật có thành phần Silybin phospholipids đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện chức năng gan. Nghiên cứu vào năm 2019 của tác giả SS Sun cùng cộng sự cho thấy, Silybin phospholipids có thể giúp giảm được tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm sưng ty thể, bảo vệ cấu trúc tế bào gan và cải thiện được tình trạng nóng gan.

Silybin-phospholipids-giup-bao-ve-te-bao-ho-tro-cai-thien-nong-gan.webp

Silybin phospholipids giúp bảo vệ tế bào, hỗ trợ cải thiện nóng gan

Ngoài ra, thảo dược diệp hạ châu đắng cũng đã được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ tế bào gan, chống oxy hóa vào năm 2011 bởi tác giả Rajesh Krithika cùng cộng sự. Nghiên cứu này cho thấy, diệp hạ châu trắng có thể giúp hạ men gan, giảm tổn thương ở gan do những chất độc hóa học. Từ đó giúp tăng cường chức năng gan và cải thiện được tình trạng nóng gan.

Nóng gan có thể tái phát nhiều lần và gây khó chịu cho người mắc. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa nóng gan tái phát bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng sản phẩm thảo dược bảo vệ gan. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào, hãy đặt câu hỏi ngay tại phần bình luận của bài viết để được giải đáp thêm.

Tài liệu tham khảo:

https://academic.oup.com/ajcn/article/69/6/1194/4714944

https://www.liverdoctor.com/symptoms-of-a-dysfunctional-liver-is-overheating/

 

Dược sĩ Mai Linh

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ganliver.webp

Bình luận