Bệnh Alzheimer hay hội chứng suy giảm trí nhớ không phải là bệnh lão khoa thông thường. Đây là tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, tư duy khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt. Tìm hiểu về bệnh Alzheimer và giải pháp cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả từ sản phẩm thảo dược qua bài viết dưới đây!

Nhận biết các triệu chứng của bệnh Alzheimer

Triệu chứng bệnh Alzheimer thường bắt đầu từ việc suy giảm trí nhớ, sau đó mới đến rối loạn nhận thức, thay đổi hành vi, ngôn ngữ, tính cách…. Bệnh sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn sớm (trước khi mất trí nhớ)

Ở giai đoạn này, các triệu chứng bệnh hầu như khá mơ hồ. Người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện không điển hình như:

  • Giảm sự tập trung, chú ý, thờ ơ với mọi việc xung quanh
  • Giảm khả năng lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề, họ tốn nhiều thời gian hơn để làm các công việc quen thuộc trước đây
  • Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự việc, sự kiện mới xảy ra, khó tiếp thu thêm các nguồn thông tin mới
  • Rối loạn nhận thức nhẹ

Giai đoạn nhẹ của bệnh Alzheimer có các triệu chứng mơ hồ

Giai đoạn nhẹ của bệnh Alzheimer có các triệu chứng mơ hồ

Giai đoạn nhẹ

Người bệnh Alzheimer ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu suy giảm trí nhớ rõ ràng hơn. Cụ thể:

  • Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ (khoảng vài tuần đến 1 năm trở lại)
  • Quên cách sử dụng một vật dụng quen thuộc
  • Giảm khả năng học hỏi và ghi nhớ mới, phụ thuộc vào các công cụ hỗ trợ trí nhớ như giấy ghi chú, thiết bị điện tử…
  • Xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng ngôn ngữ như giảm vốn từ, khó diễn đạt lưu loát, giảm khả năng nói và viết
  • Gặp khó khăn trong việc phối hợp vận động nhưng ở mức độ nhẹ

Giai đoạn khá nặng

Giai đoạn này người bệnh Alzheimer sẽ có những triệu chứng dần nặng hơn bao gồm:

  • Tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, người bệnh có thể không nhận ra được người thân.
  • Mất dần khả năng phối hợp vận động, đặc biệt là những động tác phức tạp. Chính vì vậy, họ dễ bị té ngã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng hơn.
  • Khó khăn trong việc diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ. Người bệnh có thể không nhớ từ vựng, dùng sai từ, gọi tên sai đồ vật, hiện tượng và luôn cố gắng để diễn tả điều muốn nói.
  • Thay đổi hành vi biểu hiện bằng việc thường xuyên đi lang thang, dễ cáu gắt, khó chịu, trở nên hung hăng và phản kháng với các hành động chăm sóc, giúp đỡ từ người thân.
  • Rối loạn nhận thức nặng, mất khả năng phân biệt phương hướng, dễ gây triệu chứng ảo giác.

Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn này sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm nhiều nhất với các triệu chứng:

  • Mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
  • Chỉ nói được những từ hoặc cụm từ đơn giản, lâu dần có thể mất hoàn toàn ngôn ngữ.
  • Thờ ơ, kiệt sức, không muốn vận động, không nói chuyện.
  • Thoái hóa dần các khối cơ dẫn đến kém vận động, thậm chí không vận động được phải nằm liệt giường, mất khả năng tự ăn uống.
  • Có thể tử vong với nguyên nhân nhiễm trùng vết loét do tỳ đè, viêm phổi, suy dinh dưỡng….

Các dấu hiệu bệnh Alzheimer sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn. Ban đầu các triệu chứng không quá rõ ràng, khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, không thăm khám kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh Alzheimer cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn

Người bệnh Alzheimer cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Alzheimer an toàn, hiệu quả ở người cao tuổi?

Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, chúng ta cần phải thay đổi lối sống và sinh hoạt ngay từ khi còn trẻ. Có rất nhiều cách để phòng tránh bệnh Alzheimer đến sớm như:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường lượng máu và oxy nuôi dưỡng não
  • Ăn uống khoa học, tránh xa các thực phẩm có hại, hạn chế chất béo bão hòa, đồ ăn chế biến sẵn, các loại thịt đỏ và đường; tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt cá, gà, chế phẩm từ sữa….
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không dùng thuốc hay lạm dụng chất kích thích
  • Thường xuyên đọc sách, học thêm kiến thức hoặc ngôn ngữ mới, chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ…

Trong nhiều năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng các loại thảo dược để phòng ngừa và kiểm soát biến chứng bệnh Alzheimer. Từ năm 2002, Trung Quốc đã nghiên cứu và phát hiện tác dụng của hoạt chất huperzine A phân lập từ cây thạch tùng răng giúp ức chế men phân giải acetylcholine, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

Tương tự, một số nhà khoa học tại Mỹ cũng đã chứng minh được hiệu quả của HupA giúp bảo vệ tế bào thần kinh, giảm tốc độ thoái hóa myelin, tăng cường dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó, hoạt chất này được ứng dụng giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer.

Huperzine A giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Alzheimer

Huperzine A giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Alzheimer

Giải pháp phòng và cải thiện bệnh Alzheimer từ thảo dược Thạch tùng răng được đông đảo người bệnh tin dùng

Kế thừa thành quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học nước ta đã bào chế và cho ra đời sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược Thạch tùng răng dạng viên nén được sản xuất bằng công nghệ lượng tử tiên tiến hàng đầu. Sản phẩm còn có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto giúp tăng cường vi chất dinh dưỡng cho tế bào não bộ, mang lại hiệu quả cao trong cải thiện và phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người cao tuổi, giúp não bộ khỏe mạnh, trí nhớ tinh thông, không lo di chứng.

Sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược Thạch tùng răng đã được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Lưu ý, sau khi mua sản phẩm, người bệnh nên dùng với liều 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút.

Để sử dụng có hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng theo đợt từ 3-6 tháng. Mọi thắc mắc về chứng hay quên và sản phẩm cần tư vấn vui lòng để lại bình luận để được các chuyên gia giải đáp chi tiết nhất!

Dược sĩ Thanh Lan

BOX-KVNB.png

Bình luận