Đau khớp háng do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơn đau có thể do thói quen sinh hoạt sai cách và bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp…Người bệnh nên xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Đau khớp háng kèm theo triệu chứng khớp sưng đỏ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở người cao tuổi có hệ xương khớp kém linh hoạt, các bộ phận tại khớp hư hại và bị bào mòn dần. Khi thoái hóa xảy ra, sụn và xương dưới sụn bị bào mòn và dần biến mất. Đầu xương không có sụn đệm bảo vệ sẽ cọ xát với nhau hình thành nên gai xương khiến cho tình trạng đau khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Người bệnh bị thoái hóa khớp háng sẽ có cảm giác đau đớn, nặng nề khi đi lại, xoay hông.

Đau khớp háng có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp háng

Đau khớp háng có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp háng

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh xương khớp do tự miễn nguy hiểm. Triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là khớp háng, khớp bàn tay, cổ tay, ngón tay sưng đỏ, đau nhức. Các khớp có hiện tượng cứng, khó cử động vào sáng sớm, hiện tượng sưng đỏ khớp có tính chất đối xứng, điều này có nghĩa là khớp bên phải sưng thì khớp bên trái cũng bị tương tự như vậy. 

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mãn tính và tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi. Viêm cột sống dính khớp gây đau khớp háng chủ yếu ở nam giới. 

Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ thường xuyên và tăng dần, không thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể giảm khi người bệnh vận động nhẹ nhàng. 

Viêm khớp vảy nến

Cơn đau khớp háng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp vảy nến. Bệnh đi kèm các biểu hiện dưới da trước khi phát triển thành viêm khớp. Người bệnh có triệu chứng đau khớp, sưng nhức khớp và cứng khớp. 

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Người bệnh có thể bị đau khớp háng do chấn thương khớp như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng…Những tổn thương này gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến đau khớp háng dữ dội, khiến người bệnh khó khăn trong khi vận động. 

Khớp háng đau tới mức không di chuyển được có thể do chỏm xương đùi bị hoại tử

Khớp háng đau tới mức không di chuyển được có thể do chỏm xương đùi bị hoại tử

Để chẩn đoán thoái hóa khớp bác sĩ cần thực hiện khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm cận lâm sàng. 

Khám lâm sàng: Bác sĩ khai thác kỹ tiền sử bệnh, tuổi tác, nguyên nhân gây chấn thương, triệu chứng gặp phải. Bác sĩ có thể quan sát dáng đi, đứng để phát hiện những thay đổi ở cấu trúc bất thường của khớp. 

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp x-quang để tìm ra nguyên nhân gây đau nhức, tình trạng tổn thương hiện tại. Nếu đau khớp háng do thoái hóa sẽ cho ra kết quả hình ảnh khớp hẹp do sụn bị bào mòn, gai xương phát triển tại nhiều vị trí ở xương đùi và xương chậu, khuyết xương…

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp MRI, CT để phát hiện các tổn thương khác kèm theo nếu có. 

Xét nghiệm cận lâm sàng: Các xét nghiệm như là siêu âm mạch máu, động mạch đồ, xét nghiệm men gan và creatinin. Xét nghiệm đông máu, công thức máu, định lượng đường trong máu, BMI >25, điện tâm đồ, điện giải đồ…

Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây ra đau khớp háng thì người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị sau đây:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Không vận động quá sức, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến phần chân, khớp háng để có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. 
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng phạm vi cử động trong khoang khớp. Kết hợp cùng tập vật lý trị liệu người bệnh có thể bấm huyệt, xoa bóp, nhiệt trị liệu, laser…
  • Sử dụng thuốc tây: Các loại thuốc tây giảm đau, kháng viêm cần có sự giám sát của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng hay tự ý tăng liều để tránh các tác dụng phụ đến gan, thận, dạ dày
  • Thay đổi chế độ ăn: Người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát tốt cân nặng, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì. Bởi trọng lượng quá tải sẽ gây áp lực lớn lên khớp háng khiến các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Để tránh bị đau khớp háng do bệnh lý người bệnh nên tập luyện thể thao thường xuyên

Để tránh bị đau khớp háng do bệnh lý người bệnh nên tập luyện thể thao thường xuyên

Nếu người bệnh đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn mà không thuyên giảm thì bác sĩ có thể chỉ định thay thế toàn bộ khớp háng. Phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như nhiễm trùng khớp, cứng khớp…

Hy thiêm từ xa xưa đã là loại thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bệnh phong thấp, viêm khớp, đau mỏi chân tay. Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã chứng minh được tác dụng giảm đau, kháng viêm của hy thiêm mạnh mẽ tương đương với thuốc giảm đau tây y piroxicam. Đặc biệt hy thiêm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử sẽ có tác dụng sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết nhất, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm hỗ trợ chứa cây hy thiêm kết hợp cùng các dưỡng chất boron, magie, MSM, l-carnitine, pregnenolone giúp giảm đau khớp háng, tăng mật độ xương, giảm loãng xương, giòn xương, hỗ trợ tái tạo sụn khớp nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp. 

Tóm lại đau khớp háng do bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn biến chứng nguy hiểm. 

Để giảm đau khớp háng, phục hồi khớp và ngăn biến chứng phải phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa cây hy thiêm hàng ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đau khớp háng, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết

Dược sĩ Bình Nguyên

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận