Huyết áp cao là bao nhiêu, khi nào cần uống thuốc?
Huyết áp cao là tình trạng phổ biến, nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Vậy huyết áp bao nhiêu là cao và khi nào thì cần điều trị bằng thuốc? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để ổn định huyết áp.
Cách chẩn đoán bệnh huyết áp cao
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực trong động mạch khi tim co bóp, còn huyết áp tâm trương là áp lực trong động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số huyết áp thường được ghi dưới dạng "tâm thu/tâm trương" (ví dụ: 120/80 mmHg).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Tuy nhiên, mức huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg đã thuộc tình trạng tiền tăng huyết áp.
Huyết áp từ 140/90mmHg trở lên là mức huyết áp cao
Huyết áp cao khi nào cần dùng thuốc điều trị?
Dùng thuốc hạ huyết áp là một biện pháp quan trọng để ngừa tăng huyết áp, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy, trên thực tế khi sử dụng thuốc tây y, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe. Chính vì vậy, không phải bệnh nhân tăng huyết áp nào cũng phải uống thuốc. Việc sử dụng thuốc thường được chỉ định khi bạn có những yếu tố sau:
- Mức huyết áp cao: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương ≥ 160/100mmHg
- Tuổi cao, gia đình có người từng gặp các vấn đề tim mạch trước tuổi 55 như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp
- Có bệnh lý kèm theo: Tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì…
- Nghiện thuốc lá, thiếu hoạt động thể chất…
Có những nhóm thuốc trị tăng huyết áp nào?
Sau đây là thông tin về các nhóm thuốc trị tăng huyết áp thường được chỉ định cho người bệnh:
Thuốc ức chế men chuyển (ACE Inhibitors)
Thuốc ức chế men chuyển như Enalapril, Lisinopril, Captopril… giúp ngăn hình thành angiotensin II, một chất gây co mạch mạnh, từ đó làm giảm huyết áp. Tác dụng phụ của nhóm ức chế men chuyển: Ho khan, tăng kali máu, hoa mắt, chóng mặt…
Ho khan là tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs)
Là thế hệ tiếp theo của thuốc ức chế ACE và cho hiệu quả tương đương. Tuy ít gây ho khan hơn nhưng nhóm chẹn thụ thể angiotensin II vẫn có thể gây tăng kali máu, tổn thương thận… Các thuốc thường dùng: Losartan, Valsartan, Irbesartan…
Thuốc chẹn beta
Nhóm thuốc này được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng huyết áp, giúp hạ huyết áp thông qua cơ chế chẹn thụ thể beta, ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh, làm chậm nhịp tim, giãn mạch. Một số thuốc điển hình: Acebutolol, Metoprolol, Propranolol… Khi dùng thuốc chẹn beta, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như: Mất ngủ, chậm nhịp tim, tăng cân…
Thuốc chẹn kênh canxi
Nhóm thuốc này giúp giãn mạch bằng cách ức chế sự di chuyển của canxi vào tế bào cơ trơn mạch máu, giúp giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, từ đó làm giảm huyết áp. Các thuốc thường dùng: Amlodipine, Nifedipine, Verapamil… Tuy ít tác dụng phụ hơn một số nhóm khác nhưng khi sử dụng nhóm chẹn kênh canxi, người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng đau đầu, sưng, phù mắt cá chân…
Thuốc lợi tiểu
Gồm Hydrochlorothiazide, Furosemide… nhóm thuốc này giúp giảm thể tích tuần hoàn bằng cách tăng bài tiết nước và muối qua thận, giảm lưu lượng máu và hạ huyết áp. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc lợi tiểu: Mất nước, rối loạn điện giải…
Hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả với giải pháp thảo dược
Huyết áp cao là tình trạng mạn tính phức tạp, cần điều trị thời gian dài. Trong quá trình này, người bệnh khó có thể tránh khỏi một số tác dụng phụ không mong muốn của tân dược. Chính vì vậy, nhiều người có xu hướng kết hợp các thảo dược hỗ trợ nâng cao hiệu quả hạ huyết áp, đồng thời ổn định huyết áp một cách an toàn. Tiêu biểu là sử dụng sản phẩm thảo dược thành phần chính cao cần tây. Theo các nghiên cứu trên thế giới, cần tây có tác dụng trên cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cần tây giúp giảm huyết áp từ 23 - 38 mmHg nhưng không gây tụt huyết áp quá mức, thích hợp cho người huyết áp lên xuống thất thường.
Thảo dược cần tây - Giải pháp cho người huyết áp cao
Ngoài cao cần tây, sản phẩm còn phối hợp thêm cao hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm và nattokinase cho tác động toàn diện, đa cơ chế, hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp lâu dài. Nhờ đó, sử dụng viên uống thành phần chính cao cần tây từ 3 - 6 tháng còn giúp người bệnh điều hòa huyết áp, hỗ trợ phòng các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim… do huyết áp cao. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, chiết xuất dược liệu với hàm lượng tối ưu, loại sạch tạp chất, nhờ đó cho hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo tính an toàn ngay cả khi sử dụng lâu dài.
Huyết áp cao là một căn bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm thảo dược thành phần chính cao cần tây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc về tình trạng huyết áp cao, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ ngay số điện thoại 02438461530 để nhận tư vấn từ chuyên gia nhé!
Bình luận