Herpes (HSV) môi và sinh dục do đâu, điều trị như thế nào?
Herpes (Herpes simplex) là gì?
Herpes hay còn gọi là mụn rộp - các mụn nước nhỏ chứa dịch trong, xếp thành từng chùm. Bệnh Herpes simplex do virus cùng tên gây ra, khác với virus Herpes zoster gây ra một số bệnh khác như zona, thủy đậu. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng này ở môi, quanh miệng, sinh dục, ngón tay,... gây mất thẩm mỹ, đau rát thậm chí là cả những biến chứng nặng nề.
Herpes phổ biến với 2 dạng chính là Herpes môi và Herpes sinh dục. Cụ thể như sau:
- Herpes môi: Do virus HSV 1 gây ra. Bệnh thường gặp ở môi, xung quanh miệng. Herpes môi có thể tự khỏi và điều trị tại nhà. Tần suất tái phát tùy thuộc vào từng đối tượng.
- Herpes sinh dục: Chủ yếu do virus HSV-2 và lây truyền qua đường tình dục với tỷ lệ hiện mắc ở người trẻ lên tới 80%. Bệnh lý này có thể chuyển biến thành mạn tính, dễ tái phát và gây ra những biến chứng nặng nề như: Lây từ mẹ sang con, bạn tình và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
Theo số liệu từ WHO, có khoảng 3.7 tỷ người dưới 50 tuổi bị nhiễm HSV-1 và khoảng 491 triệu người trong độ tuổi 15 - 49 bị nhiễm virus HSV-2.
Các dạng phổ biến của bệnh Herpes
Các bệnh lý khác do virus Herpes simplex gây ra
Ngoài bệnh Herpes tại vị trí môi và sinh dục, virus này còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác, bao gồm:
- Nhiễm trùng Herpes mắt, giác mạc.
- Bệnh Herpes ở trẻ sơ sinh.
- Nhiễm trùng Herpes thần kinh trung ương.
Đặc biệt, đối với người bệnh HIV, nếu nhiễm thêm virus Herpes simplex có thể làm trầm trọng hơn tình trạng sức khỏe. Bệnh có thể kèm theo một số tình trạng như: Viêm thực quản, viêm đại tràng, viêm phổi, viêm màng não, loét hậu môn.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Herpes
Bệnh Herpes có thể có hoặc không có triệu chứng. Hoặc có triệu chứng nhẹ mà người bệnh khó phát giác. Triệu chứng của bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn.
Biểu hiện lần đầu mắc bệnh Herpes
Triệu chứng khi người bệnh lần đầu mắc Herpes diễn ra từ 4 - 7 ngày. Các dấu hiệu điển hình bao gồm:
- Đau (Đau rát, tiểu khó với Herpes sinh dục).
- Sốt, nổi hạch mềm, ngứa ran, bỏng rát xung quanh vị trí nhiễm virus.
- Sau đó, người bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước và có thể tiến triển thành mụn mủ.
- Triệu chứng khi Herpes nặng hơn thì có thể các vết mụn nước đã bị vỡ, lở loét, hở mụn xung quanh bộ phận sinh dục, đùi, mông hoặc hậu môn.
- Xuất hiện hiện tượng đóng vảy ở những vết mụn nước đã bị vỡ, loét và tự lành lại.
- Ở phụ nữ, các mụn nước có thể xuất hiện thêm ở cổ tử cung, bộ phận sinh dục ngoài. Ở nam giới có thể xuất hiện ở khu vực dương vật, bìu.
Các triệu chứng không rõ ràng, đặc biệt là với Herpes môi nên người bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm và mụn nhọt. Các tổn thương và triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng từ 2 đến 6 tuần.
Triệu chứng Herpes tái phát lại
Các triệu chứng tái phát lại vẫn như vậy nhưng sẽ nhẹ và ngắn hơn so với nhiễm virus lần đầu. Bệnh Herpes có thể tái phát 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Bệnh này theo thời gian sẽ ít bị bùng phát và những triệu chứng cũng xuất hiện ít hơn. Tuy nhiên, bệnh gây tâm lý khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Ở giai đoạn tái phát, bạn có thể cảm thấy những triệu chứng nhẹ nhàng khác như:
- Những vị trí đã từng bị nhiễm sẽ nhanh lành hơn, tuy nhiên sẽ xuất hiện cảm giác bị ngứa ran, đột ngột ở những nơi lần đầu tiên bị nhiễm trùng.
- Đau ở phần dưới mông, chân, lưng dưới của bạn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào mà bạn đang nghi ngờ bị nhiễm hoặc tái phát Herpes, bạn cần tiến hành đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt. Đặc biệt khi gặp phải những vấn đề sau:
- Herpes môi không khỏi sau 2 tuần và/hoặc thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm.
- Sốt cao, dai dẳng, khó thở.
- Mắt đỏ và có thể kèm theo chảy dịch.
- Người bệnh đang điều trị ung thư, viêm da dị ứng hoặc HIV/AIDS.
Thông thường, sự xuất hiện của Herpes Simplex khá điển hình, do đó đa số trường hợp sẽ không cần thực hiện chẩn đoán y khoa. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chưa chắc chắn về bệnh lý của bạn, họ có thể thực hiện xét nghiệm thêm DNA- hoặc PCR-, cấy virus để xác định chính xác thêm.
Các nốt mụn nước là dấu hiệu dễ nhận biết khi bị nhiễm Herpes
Nguyên nhân gây bệnh Herpes
Căn nguyên của bệnh Herpes là sự lây nhiễm của virus Herpes simplex HSV 1 và HSV 2 qua dịch tiết ra ở miệng hoặc bộ phận sinh dục từ người bị bệnh trước đó. Nguy hiểm hơn, virus này có thể lây lan ngay cả khi các vết mụn rộp không bị loét.
Có nhiều nguyên nhân thứ phát, yếu tố nguy cơ gây ra sự lây lan virus Herpes Simplex. Ví dụ như:
- Không an toàn trong quan hệ tình dục như: Không đeo bao cao su, quan hệ với nhiều người, quan hệ ở những địa điểm không vệ sinh,...
- Vệ sinh không sạch sẽ, thực hiện các động tác gây tổn thương bộ phận sinh dục.
- Sử dụng chung đồ dùng ăn uống, đồ dùng cá nhân.
- Lây từ mẹ sang con khi mẹ nhiễm bệnh.
- Có các vấn đề về sức khỏe như: Suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, stress kéo dài,..
Phụ nữ thường sẽ có khả năng bị mụn rộp cao hơn so với nam giới. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều bạn tình cũng có thể tăng nguy cơ bị lây nhiễm mụn rộp.
Bệnh Herpes có nguy hiểm không?
Bệnh Herpes nhìn chung không nguy hiểm đến tính mạng. Nó có thể tự khỏi nhưng khả năng tái phát cao và để lại nhiều hậu quả liên quan đến hệ miễn dịch, làn da nếu không được điều trị tốt. Có đến 40% trường hợp bị tái phát lại và gây ra những biến chứng nặng nề nếu người bệnh không có ý thức đề phòng và chữa trị khi mắc phải. Theo thông tin từ WHO, khi bị nhiễm Herpes, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV cao hơn.
Một số trường hợp như người mắc bệnh về da, hệ miễn dịch suy yếu có thể gây ra biến chứng nặng:
- Viêm nướu răng miệng cấp tính.
- Loét giác mạc, kết mạc mắt. Từ đó có thể gây ra mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
- Viêm màng não Herpes cấp tính và biến chứng phát ban dạng thủy đậu có thể gây ra biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng.
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh Herpes có thể khiến bé gặp các biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn là tử vong.
- Có thể gây vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ khi mắc bệnh Herpes sinh dục.
- Viêm trực tràng: Đặc biệt là ở nam giới.
- Nhiễm trùng sơ sinh: Xảy ra ở phụ nữ mang thai khi bị nhiễm Herpes. Hậu quả này có thể khiến trẻ bị tổn thương não, mù mắt, thậm chí có thể tử vong.
Bệnh Herpes có thể gây ra nhiễm trùng, vô sinh hiếm muộn,... nếu không điều trị đúng cách
Phương pháp điều trị Herpes hiện nay
Việc điều trị dứt điểm bệnh Herpes là rất khó và cho tới nay vẫn chưa có biện pháp nào. Thông thường, sau 2 đến 3 tuần thì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần điều trị kịp thời để có thể nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Thuốc điều trị bệnh Herpes
Để làm giảm các triệu chứng gây đau, khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Bệnh Herpes cần được thực hiện đồng thời 2 bước cụ thể như sau:
- Thuốc bôi tại chỗ chống bội nhiễm: Sử dụng dung dịch sát khuẩn như milian, betadin. Khi bắt đầu xuất hiện mụn nước, người bệnh cần dùng ngay thuốc bôi Herpes môi acyclovir liên tục trong 7 ngày. Thuốc bôi càng sớm sẽ càng có hiệu quả tốt đối với nhiễm virus nhẹ và vừa.
- Thuốc uống kháng virus giảm triệu chứng và hạn chế tái phát: Các thuốc kháng virus có hiệu quả trong điều trị bệnh lần đầu bao gồm: Acyclovir, valacyclovir, famciclovir. Sử dụng thuốc liên tục trong 5 ngày. Thuốc giúp giảm nguy cơ truyền nhiễm virus cho người khác. Bên cạnh đó, thuốc cũng làm giảm tần suất tái phát lại. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ do thuốc, người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là phụ nữ có thai, hệ miễn dịch kém, cơ địa dễ dị ứng.
Phối hợp thuốc bôi và uống để đạt hiệu quả điều trị bệnh Herpes tốt nhất
Một số phương pháp chữa Herpes tại nhà
Bên cạnh thuốc điều trị, người bệnh Herpes thường áp dụng thêm một số phương pháp chữa Herpes tại nhà. Những phương pháp này cũng sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu do Herpes gây ra. Ví dụ như:
- Nha đam: Một loại thuốc quý đã quá quen thuộc. Sử dụng nha đam đắp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp vết loét nhanh chóng được làm dịu và giảm sưng tấy.
- Rễ cam thảo: Có chứa acid glycyrrhizic, khi đắp lên vùng da nhiễm Herpes simplex sẽ có khả năng làm dịu những nốt mụn rộp. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng để nấu nước uống hằng ngày.
- Mật ong: Sử dụng mật ong thoa lên vùng da bị tổn thương khoảng 30 phút sau đó rửa sạch. Mật ong sẽ giúp hồi phục và tái tạo các tế bào da bị thương tổn.
- Lá sầu đâu: Một vị thuốc khá phổ biến, có tác dụng ức chế sự tiến triển của virus Herpes simplex. Sử dụng bằng cách: Nghiền lá sầu đâu pha với 1 ít nước ấm tạo thành hỗn hợp sệt để bôi vào vết loét.
- Tỏi: Một nguyên liệu sẵn có ở mọi nhà. Tỏi có chứa allicin giúp chống viêm, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh hiệu quả. Sử dụng bằng cách nghiền nát tỏi và đắp vào vùng da nhiễm Herpes 15 phút và thực hiện từ 2 đến 3 lần/ngày.
- Dầu dừa: Chứa thành phần acid caprylic giúp hình thành lớp bảo vệ da khỏi nhiễm khuẩn. Đồng thời, dầu dừa giúp giảm đau và giảm sưng hiệu quả.
Tuy vậy, đa số những phương pháp trên đều được người bệnh truyền tai nhau và chưa có những minh chứng rõ ràng về hiệu quả cũng như độ an toàn. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý trước khi dùng và lựa chọn loại thảo dược đã có các kiểm chứng về hiệu quả thực tế.
Một trong các loại thảo dược đó có thể kể đến neem xoan Ấn Độ. Dịch chiết từ thảo dược này có chứa các chất oxy hóa, đã được nghiên cứu và chứng minh hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ trong vùng ức chế trung bình 11.4mm. Đây là một thảo dược giúp hỗ trợ làm sạch và sát khuẩn da, tái tạo da và phòng ngừa sẹo hiệu quả.
Đặc biệt công dụng của dịch chiết neem xoan Ấn Độ sẽ càng mạnh mẽ nếu kết hợp với 3 thành phần: Nano bạc, kẽm salicylate và chitosan. Áp dụng mỗi ngày cho đến khi mụn rộp biến mất.
>>> Xem thêm: Nano bạc - Giải pháp mới cho bệnh ngoài da do nhiễm virus
Chiết xuất trong cây neem xoan Ấn Độ giúp sát khuẩn tốt
Phòng ngừa và chăm sóc bệnh Herpes ngay tại nhà
Một khi đã nhiễm virus Herpes simplex thì nó sẽ luôn tồn tại trong người chờ cơ hội tái phát. Do đó, người bệnh cần phải ngăn ngừa sự tái phát một cách tối đa.
Lưu ý trong khi chăm sóc các vết thương do Herpes
Người bệnh bị Herpes môi, hoàn toàn có thể dùng một số biện pháp sau để giảm nhẹ triệu chứng:
- Chườm nước đá bọc trong vải trên các vết loét để giảm đau. Có thể thực hiện 3 lần một ngày và chườm liên tục 20 phút mỗi lần.
- Sử dụng thuốc paracetamol để giảm đau, hạ sốt trong trường hợp các triệu chứng dai dẳng, gây khó chịu.
- Sử dụng nước súc miệng chứa baking soda để dịu cơn đau ở người mắc bệnh Herpes miệng.
- Hạn chế cho các thực phẩm có vị chua tiếp xúc với vị trí Herpes môi
- Sử dụng son dưỡng môi lô hội có thể giúp giảm mụn rộp.
- Động viên người bệnh uống nhiều nước lọc. Để giảm sự đau đớn, tránh mất nước và tăng tốc độ hồi phục.
Chế độ ăn uống và lối sống cho người bị Herpes
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị và chăm sóc vết thương cẩn thận, người bệnh cũng cần để ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là yếu tố giúp hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng của Herpes và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh nhiễm Herpes cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch cơ thể: Thức ăn giàu protein (trứng, ức gà, sữa,...), các loại rau xanh, hoa quả tươi. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Sau khi khỏi bệnh, nên bổ sung các thực phẩm giúp mau lành vết thương như: Chất đạm (thịt, cá, lươn,...), vitamin B12, acid folic,...
Cần tránh cho người nhiễm virus Herpes ăn thức ăn có chứa hàm lượng arginin cao (có trong dừa, đậu nành, socola, cà rốt,...). Dù vậy nhưng cũng không kiêng hoàn toàn vì arginin rất cần thiết cho việc hấp thu thức ăn, phát triển cơ thể. Không ăn các thực phẩm gây sưng viêm như: Gạo nếp, đậu phộng, thực phẩm giàu gluten,... Không ăn các thực phẩm chiên rán, thức uống có đường như soda, nước tăng lực.
Thay đổi lối sống khoa học
Nhiều người thường hay thắc mắc rằng: Herpes có lây không? Xin được giải đáp với độc giả là Herpes có lây lan bằng nhiều con đường khác nhau. Vì vậy, để bảo vệ bản thân và người nhà, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Không sử dụng chung đồ dùng hay tiếp xúc vị trí nhiễm bệnh với người khác để tránh lây nhiễm.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng, hôn hay bất kỳ hoạt động tình dục nào không an toàn.
- Không lan rộng bệnh sang những vị trí khác: Tránh sờ lên mắt, cẩn thận khi dùng mỹ phẩm,...
- Vệ sinh tay sạch sẽ và sử dụng tăm bông để giảm tiếp xúc với vết loét.
- Không để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Tránh căng thẳng, thức khuya và hạn chế đi lại.
Người bệnh mắc Herpes cần phải xây dựng lối sống lành mạnh, sạch sẽ
Herpes là một căn bệnh truyền nhiễm hay gặp, bệnh có thể tự khỏi sau 2-6 tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị sớm thì tỷ lệ tái phát lại là rất cao gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, độc giả hãy trang bị cho mình những thông tin cần thiết về bệnh Herpes để có hướng điều trị và chăm sóc hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy gọi tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/herpes-simplex-virus
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/genital-herpes/diagnosis-treatment/drc-20356167
https://www.webmd.com/genital-herpes/pain-management-herpes#1
https://www.nhs.uk/conditions/genital-herpes/
Bình luận