Cùng với sự thay đổi không ngừng của môi trường sống, dị ứng thời tiết đang ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng mang lại nhiều phiền toái cho người mắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về tình trạng da dị ứng thời tiết!

Tình trạng dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, độ ẩm, sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa,… trong không khí. Căn nguyên dẫn tới tình trạng dị ứng thời tiết là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, từ đó tạo ra kháng thể chống lại các kích thích từ bên ngoài. 

Bên cạnh các triệu chứng trên da, dị ứng thời tiết còn phổ biến với vấn đề sức khỏe được gọi là viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô. Theo báo cáo của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, tình trạng này có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào thời điểm sang đông, ảnh hưởng đến khoảng 8% người dân Mỹ. 

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể vào thời điểm giao mùa

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể vào thời điểm giao mùa

Những nguyên nhân dị ứng thời tiết

Nguyên nhân dị ứng thời tiết có liên quan đến rối loạn miễn dịch và tác động từ môi trường. Cụ thể, khi tiếp xúc với những tác nhân này hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các chất hóa học trung gian bao gồm histamin, bradykinin, prostaglandin,... Chúng làm tăng tính thấm mao mạch, gây giãn mạch dẫn đến triệu chứng sưng, phù nề. Đặc biệt, histamin còn là chất tham gia vào quá trình gây viêm và phản ứng ngứa trên da, niêm mạc.

Những tác nhân kích hoạt phản ứng dị ứng thời tiết gồm:

  • Phấn hoa, nấm mốc và vi khuẩn được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng. Chúng thường phát triển mạnh và lây lan trong không khí thông qua gió.
  • Nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh và đặc biệt nhiều người xuất hiện các triệu chứng dị ứng vào thời điểm chuyển mùa. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi. Phổ biến nhất là gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, ho.
  • Độ ẩm tăng cao là cơ hội cho một số nấm mốc phát triển và lây lan. Những bào tử nấm di chuyển thông qua sương mù.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết

Dưới đây là một số dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thời tiết xảy ra, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên nó có thể nhầm lẫn với các phản ứng dị ứng khác hay các bệnh ở đường hô hấp. Khi đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. 

  • Viêm mũi: Đây là dấu hiệu khả phổ biến, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khô vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ,…Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuốc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
  • Nổi mề đay: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với người bệnh vì lúc này bệnh đang ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc phản vệ, khó thở, tụt huyết áp và có thể dẫn đến tử vong. 
  • Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, mặt, đầu gối, khuỷu tay. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần có biện pháp can thiệp sớm.
  • Khó thở, ho khò khè: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa đến tính mạng.
  • Ngứa mẩn đỏ: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên bề mặt da, nhất là ở vùng chân tay, kể cả mặt. Những nốt mẩn đỏ này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.

Dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng trên da và đường hô hấp là chính

Dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng trên da và đường hô hấp là chính

>> Xem thêm: Thuốc dị ứng Telfast (Fexofenadin) và hướng dẫn sử dụng chi tiết

Cách điều trị dị ứng thời tiết thường gặp

Việc điều trị dị ứng thời tiết phụ thuộc vào tình trạng của người mắc, mức độ trầm trọng và những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Một số cách điều trị dị ứng thời tiết thường gặp, bao gồm:

Điều trị dị ứng thời tiết bằng mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian để chữa các loại dị ứng thời tiết là một trong những phương pháp an toàn, tiết kiệm được nhiều người áp dụng. Những cách này chỉ hiệu quả với trường hợp dị ứng nhẹ. Bạn có thể dùng những thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: Mật ong, nha đam, khoai tây, mướp đắng,… để bôi, đắp lên các vết ngứa. Lúc này tình trạng dị ứng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, người bị dị ứng có thể tắm hằng ngày với nước được nấu từ các loại lá như: Lá chè xanh, lá trầu không, lá khế,... Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh các loại lá này đều chứa những hoạt chất như tanin, flavonoid, tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm giúp chữa các bệnh dị ứng ngoài da rất tốt.

Một mẹo làm dịu cơn ngứa nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng đó là chườm đá, sẽ giúp làm dịu tình trạng sưng, viêm trên da. Bạn nên chườm khăn lạnh trong khoảng 30 để có hiệu quả tốt nhất.

Điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc tây

Ưu điểm nổi bật của thuốc tây trong điều trị dị ứng thời tiết đó là hiệu quả nhanh, giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh. Bác sĩ sẽ tùy vào mức độ của bệnh mà chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc uống kháng histamin: Đây là loại thuốc được dùng nhiều nhất trong điều trị dị ứng, có tác dụng ngăn chặn hoạt động của histamin. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, hắt hơi, sổ mũi và chảy nước mắt. Ví dụ về thuốc kháng histamin đường uống bao gồm loratadine, cetirizine và fexofenadine.
  • Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Những thuốc bôi kháng sinh được dùng điều trị nhiễm khuẩn hoặc chống bội nhiễm.
  • Thuốc bôi hydrocortisone:  Có tác dụng kiểm soát các triệu chứng viêm, sưng và ngứa trên da. Trong trường hydrocortisone không hiệu quả có thể chuyển sang hoạt chất có hiệu lực cao như kem clobetasol propionat 0,05% để giảm viêm. Theo nguyên tắc chung, không nên sử dụng corticosteroid hiệu lực cao trên vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục, các vùng da ở kẽ, để tránh nguy cơ teo da. Kem corticosteroid rất phổ biến đối với những người mắc các bệnh về da và thường có sẵn ở dạng liều thấp, không kê đơn. Điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn vì việc sử dụng sai có thể dẫn đến các vấn đề về da nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả

Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả

>> Xem thêm: Cách sử dụng thuốc chống dị ứng Loratadin và lưu ý cần biết

Sử dụng thảo dược tự nhiên để điều trị dị ứng thời tiết

Thảo dược, thành phần thiên nhiên được sử dụng rất nhiều trong điều trị dị ứng thời tiết. Do vừa mang lại hiệu quả cao, vừa ít gây ra tác dụng không mong muốn cho cơ thể.

  • Sử dụng mật ong điều trị dị ứng thời tiết

Thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong mật ong như axit amin, vitamin E, B,  và chất chống oxy hóa làm tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng phục hồi da, tăng cường hàng rào bảo vệ, dưỡng ẩm cho da, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng. Người bệnh có thể bổ sung qua đường uống hoặc trộn với một số nguyên liệu khác như sữa chua, chanh,... để đắp lên vùng da bị dị ứng thời tiết.

  • Dùng yến mạch điều trị dị ứng thời tiết

Nhờ vào chứa hàm lượng kẽm dồi dào cùng với nhiều acid ferulic,  avenanthramides, beta-glucan có trong yến mạch nên có thể làm dịu vùng da bị tổn thương cùng các triệu chứng trên da khác. Cách thực hiện được khuyên dùng là trộn với sữa tươi không đường làm thành mặt nạ đắp lên da hoặc pha với nước ấm để tắm hàng ngày.

  • Sử dụng trái nhàu điều trị dị ứng thời tiết

Trái nhàu đã được sử dụng từ lâu để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, polysaccharide,... Với thành phần chứa các polysaccharide có giá trị trong việc chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Các hợp chất này kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, có vai trò quan trọng trong việc phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, scopoletin có trong nhàu có đặc tính chống vi khuẩn, kháng mô, chống viêm, kháng nấm và kháng histamin, góp phần đáng kể trong việc duy trì cơ chế bảo vệ của hệ miễn dịch, chống dị ứng của cơ thể. Nhàu có chứa 17 axit amin, trong đó có serine, methionine và arginine là những thành phần quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Cao nhàu giúp cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết hiệu quả

Cao nhàu giúp cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết hiệu quả

Người bị dị ứng thời nên kiêng gì?

Dị ứng thời tiết là căn bệnh phổ biến và dễ tái phát. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để duy trì bệnh ở mức độ nhẹ nhất có thể người bệnh cần nắm được một số kiến thức cơ bản như nên kiêng gì khi bị dị ứng thời tiết và thực hiện chúng thật tốt.

  • Một số loại trái cây tươi: Không phải tất cả những loại trái cây đều làm tình trạng dị ứng trầm trọng thêm nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại quả như táo, kiwi… làm bệnh dị ứng bộc phát mạnh mẽ hơn. 
  • Một số loại hải sản, thức ăn giàu đạm: Hải sản có hàm lượng protein cao, là nguy cơ bùng phát dị ứng và khiến triệu chứng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng có thể khiến người bệnh bị sưng phù toàn thân nặng hơn, bị nổi đỏ trên toàn thân hay bị khó thở. Người bệnh cũng nên cẩn thận khi sử dụng các loại thực phẩm như sữa, bơ,... Mặc dù chúng rất bổ dưỡng nhưng lại dễ gây kích ứng.
  • Tránh để da tiếp xúc với gió lạnh: Khi bị dị ứng mà để gió thổi vào vết thương thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa dữ dội hơn. Lúc này người bệnh càng gãi thì các vết sẩn ngứa sẽ nhanh chóng lan rộng toàn thân. Tốt nhất người bệnh nên dùng áo khoác rộng, cản gió tốt và quấn thêm khăn quàng cổ khi ra ngoài.
  • Không mặc quần áo quá chật chội: Khi mặc quần áo quá chật sẽ gây cọ xát mạnh và gây tổn thương bề mặt da, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Dị ứng thời tiết là tình trạng thường xuyên tái phát và nhiều người có thể gặp nó đến vài lần trong năm, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, người bệnh cần chú ý bảo vệ bản thân, tránh các tác nhân dị ứng. Bên cạnh đó, hướng điều trị được chuyên gia khuyến cáo là kết hợp thuốc và các thảo dược hoặc sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhanh tay comment bên dưới để chúng tôi giải đáp sớm nhất!

 

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/allergies/seasonal-allergies

https://www.verywellhealth.com/weather-allergies-5199163

https://myinstadoc.com/blog/seasonal-allergies-with-changes-in-weather/

Bình luận