Đau rát họng có đờm là triệu chứng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nguyên nhân thường là do viêm amidan, cảm cúm, viêm họng và thậm chí là ung thư vòm họng. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về tình trạng này và cách cải thiện đau rát họng hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về tình trạng đau rát họng có đờm

Đau rát họng có đờm là tình trạng khi người bệnh trải qua đau họng kèm theo sự tích tụ của chất đờm nhầy có trong cổ họng. Bệnh lý này thường đi kèm với các triệu chứng khác như ho và khó nuốt. 

Bình thường ở một người khỏe mạnh, trong quá trình hô hấp thường có một lượng nhỏ chất nhầy và nước được tiết ra. Tuy nhiên, khi kết hợp với đờm được đẩy xuống họng từ mũi trong quá trình ho hoặc hắt xì, lượng đờm này có thể tăng lên, làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái. Màu sắc của đờm có thể trong suốt hoặc có màu vàng, xanh nhạt tùy thuộc vào mức độ bệnh. 

Đau rát họng có đờm là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua

Đau rát họng có đờm là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua

Nguyên nhân gây đau rát họng có đờm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau rát cổ họng có đờm, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau rát họng có đờm. Các tác nhân gây nhiễm trùng bao gồm virus (cảm lạnh, cúm), vi khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn) và nấm.
  • Dị ứng: Dị ứng với các chất như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật có thể gây kích ứng niêm mạc họng dẫn đến đau rát và tiết đờm.
  • Khô rát cổ họng: Không khí khô hanh, thiếu độ ẩm có thể khiến cổ họng bị khô rát, dẫn đến đau và tiết đờm.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Axit dạ dày trào ngược lên cổ họng có thể gây kích ứng niêm mạc, dẫn đến đau rát, ho và tiết đờm.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến đau rát, ho và tiết đờm.
  • Nhiễm lạnh: Nhiễm lạnh thông thường có thể gây viêm nhiễm niêm mạc họng và triệu chứng đau họng. 
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây tác dụng phụ là khô rát cổ họng và tiết đờm.

Đau rát họng có đờm thường là do nhiễm trùng vùng hầu họng gây ra

Đau rát họng có đờm thường là do nhiễm trùng vùng hầu họng gây ra

Đau rát họng có đờm là triệu chứng của bệnh gì?

Bên cạnh những bệnh thông thường như cảm, sốt, thì đau họng có đờm cũng có khả năng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm họng: Đây được coi là một trong những bệnh phổ biến nhất gây ra tình trạng đau rát họng kèm có đờm. Viêm họng thường do nhiễm trùng gây ra, điều này khiến cho niêm mạc họng bị sưng viêm và đau rát. Bên cạnh đau họng kèm theo đờm thì viêm họng còn có những triệu chứng như ứ đờm, sốt, sưng hạch bạch huyết, khó nuốt, đau đầu,... Viêm họng không được điều trị sớm thì có thể gây ra tổn thương hầu quản, đồng thời còn lây lan ra những cơ quan như mũi, dây thanh quản.
  • Viêm thanh quản: Tình trạng này cũng rất dễ gây ra dấu hiệu đau rát họng kèm theo có đờm. Khi mắc bệnh lý này, dây thanh quản sẽ bị sưng viêm, từ đó khiến cho cơ quan này thu hẹp lại, làm không khí đi qua thanh quản bị biến đổi. Đa số viêm thanh quản xảy ra bởi virus cúm A, cúm B. Đồng thời, cũng có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn liên cầu, phế cầu hoặc do thay đổi thời tiết.
  • Viêm amidan: Viêm amidan là bệnh xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào amidan, khiến cho cơ quan này bị sưng viêm và cổ họng bị thu hẹp lại. Từ đó làm cho người bệnh đau đớn, khó giao tiếp, mệt mỏi, đau đầu, sốt, ứ đờm, đau rát cổ,... Nếu được chữa trị đúng cách, tuân thủ phác đồ điều trị và nghỉ ngơi từ bác sĩ thì viêm amidan có thể nhanh chóng được chữa lành. Tuy nhiên, nếu để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì có khả năng phải thực hiện những thủ thuật cắt bỏ đi amidan.
  • Ung thư vòm họng: Đau rát cổ họng cũng có thể xảy ra khi bị ung thư vòm họng. Lúc này, vòm họng đã hình thành khối u ác tính, gây ra những dấu hiệu như ho, đau họng, khàn giọng, mất tiếng, ứ đờm, sụt cân, mệt mỏi, khó nhai,... Ung thư vòm họng là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh.
  • Cảm cúm: Cảm cúm cũng là một bệnh lý hay gặp ở tất cả chúng ta. Bệnh gây ra những triệu chứng như ớn lạnh, ho, đau họng có đờm, rát cổ họng, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi,... Cảm cúm rất dễ xuất hiện ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ miễn dịch yếu. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể thì các triệu chứng của bệnh sẽ tái phát trong khoảng từ 24 đến 48 giờ đồng hồ. Nếu chỉ bị cảm đơn thuần thì bệnh sẽ rất dễ lành bệnh, tuy nhiên, đối với các loại cảm cúm do virus H5N1 hoặc H1N1 thì người bệnh cần được chữa trị ở bệnh viện nhằm tránh lây nhiễm chéo cho cộng đồng.

Đau rát họng có đờm có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm gây ra

Đau rát họng có đờm có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm gây ra

Cách cải thiện tình trạng đau rát họng có đờm tại nhà

Đau rát cổ họng kèm đờm là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, chính vì vậy với mỗi bệnh ta đều có cách điều trị khác. Với các bệnh đơn giản như cảm cúm, viêm họng,... thì đau rát cổ họng kèm đờm là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng triệu chứng của nó vẫn gây khó chịu cho người bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong giao tiếp cũng như ăn uống. Có một số phương pháp đơn giản để điều trị tại nhà giúp giảm đau rát, nhanh khỏi bệnh như:

  • Uống nhiều nước: Đây là cách đơn giản mà rất hiệu quả khi bạn có đờm. Bạn nên uống nhiều nước ấm hay bổ sung thêm nước trái cây, canh nóng, súp,... Vì nước ấm không chỉ giúp làm ấm cổ họng mà còn giúp tạo độ ẩm, làm loãng đờm và tăng dẫn lưu của các cơ quan đường hô hấp.
  • Súc miệng nước muối: Vệ sinh cổ họng và mũi bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày có thể giúp loại bỏ dị vật, dịch nhờn, đờm bám ở cổ họng cũng như làm mềm niêm mạc và dẫn chất bẩn ra ngoài. Để súc miệng đúng cách thì bạn cần ngửa cổ giữ nước muối trong cổ họng tầm 30 giây sau đó súc lại lần nữa với nước thường. 
  • Tạo độ ẩm cho không khí: Giữ cho môi trường sống, không khí xung quanh đủ độ ẩm sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau rát cổ họng. Có thể dùng thêm máy phun sương để bổ sung độ ẩm cho không khí suốt cả ngày. Nhưng cần lưu ý kiểm soát không để độ ẩm quá cao để tránh phát sinh ẩm mốc.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh: Sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho một loạt các bệnh lý. Chính vì vậy cần tăng cường sức khỏe từ bên trong một cách lâu dài. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung thêm các loại thực phẩm như mật ong, gừng, chanh cũng là phương pháp rất tốt giữ gìn sức khỏe. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu bia hay đồ ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ. 
  • Tránh các khu vực có nhiều bụi mịn, phấn hoa, nấm mốc,... dễ gây kích ứng. Nếu phải tiếp xúc nhiều thì phải sử dụng khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp. Tránh la hét quá mức hay nói quá nhiều nhất là với người bị viêm thanh quản. Đây đều là các tác nhân khiến tình trạng đau rát cổ họng kèm đờm trở nên nặng hơn.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng cũng là cách giúp tình trạng ho có đờm giảm nhẹ hơn

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng cũng là cách giúp tình trạng ho có đờm giảm nhẹ hơn

Bên cạnh các biện pháp kể trên thì khi bị ho có đờm người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm xịt họng từ thảo dược, điển hình là sản phẩm xịt họng chứa thành phần chính Hinokitiol. Đây là một hợp chất hiếm được tìm thấy ở cây Aomori Hiba của Nhật Bản - đã được sử dụng hàng ngàn năm nay. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, Hinokitiol có khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus khỏi cơ thể, từ đó giảm và phòng ngừa các tình trạng như ho có đờm, viêm họng, viêm amidan hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm còn được bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp chiết tách được hàm lượng hoạt chất tối đa, an toàn lành tính cho người bệnh sử dụng. Với thiết kế nhỏ gọn cùng khả năng phun sương siêu mịn giúp thẩm thấu nhanh vào niêm mạc miệng, từ đó mang tới hiệu quả cao, bền vững. 

Đau rát họng có đờm thường không phải trường hợp đáng lo ngại, chỉ trừ khi nó là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòng họng. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như ho ra máu, đau tức ngực, khó thở, thở khò khè,... thì cần nhanh chóng thăm khám để được xử lý kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn!

Dược sĩ Ngọc Hà

AE-0110-28.jpg

Bình luận