Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một tình trạng phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa để giúp trẻ tự kỷ hòa nhập và phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tự kỷ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi mà cha mẹ cần lưu ý.

Phát hiện tự kỷ từ dưới 12 tháng là tiền đề để can thiệp hiệu quả

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một loạt các rối loạn thần kinh, phát triển sớm từ thời thơ ấu và kéo dài đến suốt cuộc đời. Nó được gọi là “phổ” vì các rối loạn liên quan chặt chẽ với nhau, tương ứng với từng triệu chứng cụ thể. Tự kỷ xuất hiện ở bé trai nhiều gấp bốn lần bé gái.

Trên thực tế, phần lớn trẻ tự kỷ thường được chẩn đoán khá muộn, trung bình là 3 - 4 tuổi, sớm hơn thì 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu để ý và quan sát thật kỹ, cha mẹ có thể phát hiện những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng. 

Ít đáp lại nụ cười của người khác

Thông thường, trẻ dưới 12 tháng đã có những nụ cười đáp lại với mọi người xung quanh nếu bạn đùa giỡn hay nói chuyện với trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ cười giòn tan và thể hiện cảm xúc vui vẻ một cách rất tự nhiên. Vì thế, nếu trong giai đoạn này mà trẻ ít cười hoặc không phản ứng với lời nói của người khác thì có thể là triệu chứng của tự kỷ.

Ít bắt chước

Trẻ nhỏ có thể bắt chước mọi thứ, dù đó có là những hành động hay cử chỉ của một người xa lạ. Với trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sẽ bắt chước bập bẹ những âm thanh từ ba, mẹ hoặc những người thân trong gia đình. Khi đó, trẻ bình thường sẽ nói các từ như: Ba ba, ma ma đầu tiên và đây chính là những âm thanh mà ba mẹ thường xuyên nói, cũng như tập cho trẻ. Do vậy, nếu trẻ 9 tháng tuổi mà ít bắt chước nụ cười, âm thanh hay nét mặt của những người xung quanh thì có thể là dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi.

Không bập bẹ, ê a

Ở giai đoạn gần 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu bập bẹ nói những âm thanh cơ bản và được nghe mỗi ngày. Trẻ sẽ thường xuyên phát ra những âm thanh đơn lẻ, từ đó bắt chước mọi người để tập nói. Chính vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện chậm hoặc không bập bẹ tập nói khi gần 1 tuổi thì cha mẹ cần theo dõi kỹ để sớm phát hiện ra sự bất thường. Trên thực tế, mỗi trẻ học nói ở những giai đoạn khác nhau nhưng nếu quá chậm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng tự kỷ.

tre-duoi-12-thang-khong-bap-be-e-a-la-dau-hieu-cua-tu-ky.webp

Trẻ dưới 12 tháng không bập bẹ ê a là dấu hiệu của tự kỷ

Không phản ứng khi được gọi tên

Trẻ nhỏ thường được cha mẹ đặt tên ở nhà để mọi người dễ gọi hơn. Việc gọi tên mỗi ngày sẽ giúp trẻ học được cách phản xạ với âm thanh từ những người khác nhau. Nếu trẻ nhớ tên của mình thì dù một giọng nói lạ cất lên, ngay lập tức trẻ sẽ hướng mắt đến mọi phía để tìm kiếm ra người phát ra âm thanh đó. Do đó, nếu trong giai đoạn này mà trẻ không phản ứng khi có người gọi tên mình thì phụ huynh nên kiểm tra lại vì đây cũng là một dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng.

Ánh mắt không linh hoạt

Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt là một biểu hiện trẻ tự kỷ đặc trưng. Nếu trẻ tránh giao tiếp bằng mắt dù đó là cha mẹ hay những người thân quen khác thì đây có thể là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ ở trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì ánh mắt là một trong những hình thức nói chuyện, tương tác và thể hiện được sự hiểu biết, liên kết với nhau nên cha mẹ cần chú ý.

Ít hoặc không gây ra sự chú ý

Một dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi nữa mà cha mẹ cũng cần lưu tâm là khả năng gây chú ý. Thông thường, trẻ phát triển bình thường sẽ thường xuyên gây chú ý đến mọi người xung quanh thông qua các cử chỉ, hành động, tiếng cười hay ánh mắt. Vì vậy, nếu trẻ nhà bạn không có những biểu hiện này trong giai đoạn từ 1-2 tuổi thì đó là một sự bất thường.

Thiếu điệu bộ, cử chỉ

Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 8 đến 10 tháng sẽ có những điệu bộ, cử chỉ để tác động và liên kết với mọi người xung quanh. Lúc này, trẻ đã biết vẫy tay, mỉm cười hoặc cầm, nắm, vuốt tay ai đó nếu chạm vào mình. Đây chính là sự tương tác xã hội mà trẻ bình thường nào cũng có.

Trên đây là một số dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 12 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý. Nếu cha mẹ lo lắng rằng con mình có thể mắc chứng tự kỷ, điều quan trọng là phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội cần thiết, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.

------

Thông tin thêm cho cha mẹ:

Hiện nay, để điều trị hiệu quả rối loạn phổ tự kỷ cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp bao gồm:

  • Can thiệp, giáo dục hành vi tại các trung tâm can thiệp, bệnh viện, trường học, kết hợp với sự đồng hành can thiệp của cha mẹ đối với con tại nhà.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng giải pháp hỗ trợ phù hợp, trong đó cha mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm thảo dược hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ, ví dụ điển hình như Cốm Vương Não Khang, dòng sản phẩm có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất cho não, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm tăng động cho trẻ tự kỷ

Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Não Khang - Hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ

Bình luận