Bất kể tuổi tác bao nhiêu hay tiền sử gia đình của bạn như thế nào thì đột quỵ là điều rất khó tránh khỏi. Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc căn bệnh này càng lớn. Nếu người thân trong gia đình bạn như cha mẹ, anh chị em đã từng bị đột quỵ, nguy cơ này càng cao hơn nữa.

Điều bạn không thể thay đổi được là tiền sử gia đình của mình, nhưng một số yếu tố khác bạn có thể kiểm soát được. Tiến sĩ Natalia Rost, Phó giáo sư Thần kinh học tại Trường Y Harvard và Phó giám đốc Dịch vụ đột quỵ cấp tỉnh tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts nói: "Nếu biết rằng, một yếu tố nguy cơ cụ thể đang phá hoại sức khỏe, khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, thì hãy thực hiện các bước sau để giảm bớt tác động của rủi ro đó".

7 cách giúp bạn không lo nguy cơ mắc đột quỵ

1. Hạ huyết áp

Huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát. Tiến sĩ Rost nói: “Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra đột quỵ lớn nhất ở cả nam và nữ". Bạn hãy theo dõi huyết áp, nếu nó cao hơn mức bình thường thì hãy điều trị. Mục tiêu lý tưởng của bạn là duy trì dưới 135/85 hoặc đối với một số người thì 140/90 thì sẽ phù hợp hơn.

Vậy cần làm gì để kiểm soát được huyết áp ổn định?

- Giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn, dung nạp không quá 1500 mg mỗi ngày (khoảng một nửa thìa cà phê).

- Tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, pho mát và kem.

- Ăn 4 đến 5 cốc trái cây và rau mỗi ngày, ăn cá 2 - 3 lần/ tuần, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít chất béo.

- Tập thể dục nhiều hơn - ít nhất 30 phút hoạt động mỗi ngày và hơn thế nữa, nếu có thể.

- Bỏ hút thuốc, nếu bạn hút thuốc.

- Nếu cần, hãy dùng thuốc giảm huyết áp.

 

Kiểm soát huyết áp thường xuyên để phòng ngừa đột quỵ

2. Giảm cân

Béo phì, cũng như các biến chứng liên quan đến nó (bao gồm cao huyết áp và tiểu đường), đều làm tăng khả năng mắc bệnh đột quỵ. Nếu thừa cân, hãy giảm ít nhất  khoảng 4,5 kg để làm giảm nguy cơ đột quỵ của bạn.

Mục tiêu của bạn: Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức 25 hoặc thấp hơn. Nếu bạn không thể cải thiện cân nặng, hãy gặp bác sĩ để tạo ra một chiến lược giảm cân phù hợp.

Cần làm gì để đạt được cân nặng hợp lý?

- Cố gắng ăn không quá 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI hiện tại của bạn).

- Tăng số lượng bài tập của bạn bằng các hoạt động như đi bộ, chơi gôn hoặc chơi quần vợt,…

3. Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục góp phần quan trọng giúp giảm cân và giảm huyết áp, nhưng nó cũng góp phần rất lớn hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Mục tiêu của bạn: Tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần.

Các bài tập rất tốt để giảm nguy cơ đột quỵ như sau:

- Đi dạo quanh khu phố của bạn sau bữa sáng.

- Tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè.

- Đi cầu thang bộ thay vì thang máy.

4. Uống rượu có chừng mực

Uống một ít rượu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tiến sĩ Rost nói: “Các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bạn uống khoảng một ly rượu mỗi ngày, nguy cơ của bạn có thể thấp hơn, nhưng khi bạn bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày, nguy cơ mắc đột quỵ của bạn tăng lên rất cao”.

Mục tiêu của bạn: Đừng uống rượu hoặc làm điều đó một cách vừa phải.

Vì vậy, bạn không nên uống quá một ly rượu mỗi ngày. Bạn có thể chọn rượu vang đỏ, bởi vì nó chứa resveratrol, được cho là để bảo vệ tim và não.

5. Điều trị rung tâm nhĩ

Rung nhĩ là một dạng nhịp tim bất thường gây ra cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông sau đó có thể đi đến não, gây đột quỵ. Tiến sĩ Rost nói: "Rung nhĩ dẫn tới gần 5 lần nguy cơ đột quỵ và cần được xem xét nghiêm túc.

Mục tiêu của bạn: Nếu bạn bị rung tâm nhĩ, hãy điều trị nó.

Bạn cần làm gì ?

Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập hoặc thở hổn hển, hãy đi khám bác sĩ.

Bạn có thể cần dùng thuốc giảm loãng máu như aspirin liều cao hoặc warfarin (Coumadin) để giảm nguy cơ đột quỵ do rung tâm nhĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều trị này.

6. Điều trị đái tháo đường

Lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu theo thời gian, làm cho cục máu đông dễ hình thành.

Mục tiêu của bạn: Giữ đường huyết trong tầm kiểm soát.

Bạn cần làm gì ?

- Theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường trong máu trong phạm vi đề nghị.

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận