Cập nhật kiến thức tổng quan về bệnh lý suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là gì?
Hội chứng suy nhược thần kinh (hay còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược) là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh của não bộ do làm việc quá căng thẳng thần kinh, sinh ra quá tải, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nghỉ ngơi của cơ thể. Suy nhược thần kinh là bệnh lý thần kinh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc suy nhược thần kinh chiếm 3 - 4% dân số.
Số người mắc bệnh suy nhược thần kinh ngày càng gia tăng
Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh
Ngày nay, các chuyên gia cho rằng suy nhược thần kinh xuất hiện do các nguyên nhân sau:
Tính cách hướng nội: Những người có xu hướng ít giao tiếp với bên ngoài, luôn lo sợ, rụt rè sẽ có nguy cơ mắc suy nhược thần kinh cao hơn những người bình thường.
Môi trường làm việc áp lực: Những người thường xuyên chịu áp lực công việc với cường độ lao động cao, đối mặt với stress, căng thẳng kéo dài dẫn đến chứng suy nhược thần kinh.
Sử dụng chất kích thích: Cà phê, thuốc lá, rượu, bia,... là những chất kích thích tác động mạnh lên hệ thần kinh, sử dụng kéo dài gây suy kiệt dinh dưỡng cho tế bào não bộ gây suy nhược thần kinh.
Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin: Đây là hợp chất tham gia điều chỉnh các hoạt động tâm thần, thần kinh (giấc ngủ, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi, tâm trạng lo âu, vui, buồn…) trong cơ thể. Do đó, khi hormone serotonin suy giảm sẽ gây ra hội chứng suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh suy nhược thần kinh, bao gồm:
- Người luôn đối mặt với áp lực, căng thẳng thần kinh, stress.
- Người sử dụng chất kích thích như: Rượu; Thuốc lá, Chất gây nghiện.
- Người lao động trí óc hoặc làm trong môi trường nhiều áp lực.
Người làm việc trong môi trường áp lực dễ bị suy nhược thần kinh
Điểm danh các triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình
Suy nhược thần kinh gây tác động trên toàn cơ thể, dấu hiệu suy nhược thần kinh được phân loại dựa theo các yếu tố thể chất và tâm thần. Trong đó, nhóm triệu chứng thể chất được thể hiện rõ nét như sau:
Mất ngủ: Suy nhược thần kinh gây rối loạn chức năng hệ thống, khiến chu kỳ thức - ngủ bị đảo lộn. Người bệnh sẽ gặp các vấn đề về giấc ngủ, như mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm, ngủ không ngon giấc...
Mệt mỏi kéo dài: Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần khó chịu... không thể làm bất cứ việc gì. Dù nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng nhưng vẫn không được cải thiện.
Suy giảm trí nhớ: Đa số người bị suy nhược thần kinh rất khó tập trung, thường xao nhãng, khó ghi nhớ,... từ đó gây suy giảm chất lượng công việc và học tập. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng suy nhược thần kinh, mất tập trung lâu dài với các bệnh như: Alzheimer, Parkinson...
Lo âu quá mức: Thường xuyên cảm thấy sợ hãi, lo quá mức, xuất hiện các ý nghĩa tự làm hại bản thân.
Ngoài các dấu hiệu thể chất, bệnh suy nhược thần kinh còn gây ra những triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh, điển hình như:
Đau đầu: Xuất hiện cơn nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc thái dương.
Rối loạn cảm giác: Người bệnh xuất hiện nhiều cảm giác cùng lúc như: Ngứa râm ran trên da, nhiệt độ nóng lạnh thay đổi, cảm giác như bị kim châm, lưỡi bị mất cảm giác, run rẩy toàn thân.
Kích thích suy nhược: Dễ nhạy cảm, thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, người tê mỏi, chán nản, buồn bã,...khiến tinh thần dễ suy sụp.
Suy nhược thần kinh gây mất ngủ, mệt mỏi kéo dài
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Chữa được không?
Suy nhược thần kinh kéo dài sẽ gây tác động xấu đến hệ thống thần kinh, gây rối loạn hệ tim mạch và gây ra nhiều hậu quả như:
- Tăng huyết áp, tác động mạnh đến hệ hô hấp khiến nhịp tim nhanh, dồn dập, khó thở,...
- Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh dễ sa sút tinh thần, rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm chí là căn nguyên dẫn đến nhiều trường hợp tự sát.
Theo các chuyên gia, hội chứng suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống khoa học, tích cực rèn luyện thể chất và giữ tinh thần thoải mái, để nhanh phục hồi sức khỏe, cải thiện suy nhược thần kinh an toàn, hiệu quả.
Các cách chữa suy nhược thần kinh hiện nay
Hiện nay, trong phác đồ điều trị suy nhược thần kinh có 3 cách phổ biến hàng đầu bao gồm sử dụng thuốc điều trị tây y, hoặc liệu pháp đông y và kết hợp các thảo dược. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, người bệnh sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Sử dụng thuốc trị suy nhược thần kinh tây y
Đa số người bị suy nhược thần kinh khi đến khám tại các chuyên khoa sẽ được kê các loại thuốc như:
- Thuốc an thần.
- Thuốc tây y tăng cường tuần hoàn não, nhằm tác dụng lên quá trình hệ thần kinh, giúp điều hòa cơ thể, trấn tĩnh não bộ.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: Arcalion, venlafaxine, fluoxetine,... Tuy nhiên, người bệnh được khuyến cáo không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, để tránh tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe
Cách chữa suy nhược thần kinh bằng Đông y
Trong đông y, để chữa suy nhược thần kinh cần trị chứng căng thẳng, giúp an thần, gây ngủ,... Do đó thường ưu tiên kết hợp nhiều vị thuốc có công dụng an thần, trấn tĩnh tâm lý, bổ khí, hoạt huyết, nhằm phục hồi các chức năng của các cơ quan bên trong.
Một trong các bài thuốc được sử dụng để giúp cho người bệnh cải thiện được chứng suy nhược thần kinh là bài thuốc phối hợp giữa Cao hợp bì khang, cao táo nhân, cao hồng táo, Uất kim, cao ngũ vị tử, cao viễn chí. Bài thuốc này có tác dụng tốt trong việc giúp tăng cường sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu của trường Đại học Thiệu Hưng, Trung Quốc đã chỉ ra rằng tác dụng giảm căng thẳng, suy nhược của chiết xuất hợp hoan bì là do giúp làm tăng nồng độ serotonin trong huyết tương - Chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não giúp điều chỉnh giấc ngủ, thần kinh, sự tỉnh táo.
Ngoài ra, viễn chí, toan táo nhân, uất kim... giúp dưỡng tâm, an thần, giúp tế bào thần kinh được nghỉ ngơi, giảm biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu. Đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ, tăng cường chức năng của hệ thần kinh, ngăn chặn các yếu tố gây tổn thương hệ thần kinh.
Một số bài thuốc Đông Y có tác dụng giảm suy nhược thần kinh hiệu quả
Lời khuyên giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh
Cách tốt nhất để giúp bạn bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh lý suy nhược thần kinh đó là duy trì lối sống khoa học, kết hợp tập luyện và duy trì tinh thần vui vẻ. Do đó, hãy áp dụng các gợi ý đơn giản sau:
Thực hiện nghỉ ngơi khoa học
Sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, cân bằng năng lượng. Lời khuyên tốt nhất là nên dành thời gian tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, đọc sách, nghe nhạc, hoặc đơn giản hơn là trò chuyện cùng các thành viên trong gia đình, bạn bè,...
Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu đã chứng minh vận động thể chất giúp giải phóng hormone gây căng thẳng, từ đó đem lại sự vui vẻ, yêu đời, đồng thời thư giãn hệ thần kinh. Các lựa chọn dành cho bạn bao gồm: Nhảy dây, đi bộ nhanh, đạp xe... hàng ngày để giúp giảm nguy cơ căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bị suy nhược thần kinh nên ăn gì luôn là câu hỏi được quan tâm hàng đầu. Theo các chuyên gia, hoa quả, rau xanh và hoa quả là nguồn vitamin tự nhiên cực tốt đối với cơ thể. Chính vì vậy, khi bị suy nhược thần kinh bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: Rau cải xoăn, súp lơ, chuối, đu đủ chín...
Ngày nay, để giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh lý suy nhược thần kinh, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa hợp hoan bì là thành phần chính mỗi ngày. Nếu bạn còn bất kì băn khoăn nào về bệnh lý suy nhược thần kinh, hãy liên hệ tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/neurasthenia
https://www.health.com/condition/anxiety/signs-of-a-nervous-breakdown
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071745/
Bình luận