Lao phổi là gì? Mức độ nguy hiểm của lao phổi

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao tấn công chủ yếu vào phổi. Vi khuẩn chính gây ra bệnh lao phổi là Mycobacterium. Bệnh lao có thể lây lan từ người này sang người khác qua không khí, có thể tác động vào các bộ phận khác của cơ thể như não và cột sống. 

Lao phổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người mắc bệnh nên cần có phương pháp điều trị và phòng ngừa tốt nhất. Theo thống kê của WHO, vào năm 2020 có đến 1.5 triệu người chết vì bệnh lao, 214 000 người trong số đó đã bị nhiễm HIV. Bệnh cũng phổ biến ở trên 1.1 triệu trẻ em trên toàn cầu vào năm 2020.

Lao phổi được xếp hạng là nguyên nhân gây ra tử vong đứng thứ 13 và đứng thứ 2 sau virus Covid-19 về nguyên nhân tử vong từ bệnh truyền nhiễm. Bệnh lao nếu như không được điều trị, có thể gây ra tử vong. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng khác như:

  • Ảnh hưởng cột sống: Cứng khớp, đau lưng là các hậu quả dễ thấy của lao phổi.
  • Tổn thương khớp: Lao phổi thường gây ra các tổn thương liên quan đến khu vực khớp đầu gối, khớp hông.
  • Viêm màng não: Bệnh lao gây ra tình trạng sưng màng bao phủ não, khiến người bệnh bị đau đầu kéo dài, liên tục đến hàng tuần. Điều này có thể kéo theo những sự mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.
  • Gây ra rối loạn tim: Các virus lao phổi có thể lây lan sang các mô quanh tim, khiến các mô bị viêm, tích tụ các chất lỏng. Điều này làm giảm khả năng bơm máu lên tim.
  • Làm suy giảm chứng năng của gan, thận.
  • Gây chèn ép tim, có thể dẫn đến tử vong.

benh-lao-phoi-gay-ra-bien-chung-ton-thuong-khop-cho-nguoi-benh.webp

Bệnh lao phổi gây ra biến chứng tổn thương khớp cho người bệnh

Nguyên nhân dẫn đến lao phổi là gì?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao này được phát tán ra ngoài thông qua các con đường người mắc bệnh lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ lây lan cho người tiếp xúc và hít phải. 

Ngoài ra, các vi khuẩn lao này có thể đi qua đường máu hoặc bạch huyết để lây lan ra các bộ phận khác trong cơ thể của người bệnh và gây bệnh lao tại đó như lao màng não, lao hạch bạch huyết, lao xương khớp, lao màng bụng,... Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là lao phổi, chiếm 85% so với các bệnh lao khác.

Tùy vào sức đề kháng của mỗi người mà khi nhiễm vi khuẩn lao có gây bệnh lao phổi hay không. Nguyên nhân là do khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể sẽ bị ngăn chặn bởi hệ miễn dịch. Khi đó, vi khuẩn sẽ tấn công người có sức đề kháng yếu và gây ra bệnh lao và ngược lại người có sức đề kháng khỏe sẽ không phát bệnh hoặc vi khuẩn lao sẽ phát triển rất chậm.

Yếu tố nguy cơ và sự lây lan của lao phổi

Lao phổi là bệnh lây nhiễm nhanh và nguy hiểm qua đường hô hấp. Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vi khuẩn sẽ được phát tán từ người mắc bệnh lao phổi qua đường hô hấp và bám vào các hạt nước, hạt bụi li ti trong không khí. 

Khi đó, người bình thường hít phải không khí này thì vi khuẩn lao sẽ xâm nhập và gây bệnh tùy vào hệ miễn dịch của người đó. Có nhiều yếu tố rủi ro dẫn đến việc dễ bị nhiễm vi khuẩn lao hơn. Những yếu tố rủi ro đấy có thể bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm: Đang bị những bệnh như HIV/AIDS, tiểu đường, các loại bệnh thận nặng, ung thư.
  • Người đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như hóa trị liệu.
  • Đang sử dụng các loại thuốc ngăn chặn đào thải sau cấy ghép nội tạng.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến, viêm khớp dạng thấp, Crohn.
  • Người bị suy dinh dưỡng, thể trọng thấp.
  • Trẻ em hoặc người lớn tuổi.
  • Sử dụng thuốc lá thường xuyên.
  • Làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dành cho người bệnh bị lao phổi, sống chung với người bị lao phổi.

vi-khuan-lao-xam-nhap-gay-ra-benh-lao-phoi.webp

Vi khuẩn lao xâm nhập gây ra bệnh lao phổi 

Dấu hiệu khi mắc bệnh lao phổi là gì?

Theo CDC cho biết, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng tiến triển thành bệnh lao phổi. Do đó, lao phổi được phân chia thành 2 trường hợp liên quan là lao phổi tiềm ẩn và bệnh lao. Tùy thuộc vào từng trường hợp, triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau. 

Trường hợp lao phổi tiềm ẩn: Trong giai đoạn ủ bệnh hay còn gọi là lao tiềm ẩn, các trường hợp mắc bệnh lao đa số không có triệu chứng và dấu hiệu lao phổi cụ thể. Một số triệu chứng trong giai đoạn này như ho, viêm họng thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường nên không được điều trị kịp thời.

Bệnh đã tiến triển thành lao phổi: Trong giai đoạn phát bệnh, vi khuẩn lao sẽ phát triển và gây ra các dấu hiệu, triệu chứng lao phổi sau:

  • Ho: Triệu chứng điển hình liên quan đến bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao,... Nếu triệu chứng ho bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi thì nguy cơ người bệnh mắc bệnh lao phổi là rất cao. 
  • Ho đờm: Đờm thường có chất nhầy màu trắng.
  • Ho ra máu: Triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi, có thể gặp ở 60% người mắc bệnh do những tổn thương và chảy máu trong đường hô hấp
  • Đau ngực khó thở: Ho nhiều ở người mắc bệnh lao sẽ gây ra ức chế lên phế quản và gây ra tình trạng khó thở, đau ngực. Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của người mắc lao phổi.
  • Sốt: Thường sốt về chiều, sốt cao, bất thường, có thể kèm theo các triệu chứng gai lạnh về chiều, người bệnh có thể nghi ngờ đến bệnh lao phổi.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Khi vi khuẩn tấn công cơ thể gây ra triệu chứng mệt mỏi. Đối với người mắc bệnh lao, triệu chứng này có thể điển hình hơn.
  • Ra nhiều mồ hôi: Triệu chứng có thể nghi ngờ đến bệnh lao. Nguyên nhân là do bệnh lao phổi làm rối loạn thần kinh thực vật và thường gây ra mồ hôi trộm vào ban đêm.
  • Sụt cân: Người bệnh bị sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy hay suy dinh dưỡng và có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp. Người bệnh cần đi khám để xác định bệnh vì đây là triệu chứng gặp ở số đông người mắc bệnh lao phổi.

ho-la-mot-trieu-chung-pho-bien-cua-lao-phoi.webp

Ho là một triệu chứng phổ biến của lao phổi

Phương pháp chẩn đoán lao phổi

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu như ho, sốt, sụt cân không lý do. Đặc biệt trong trường hợp bạn nghi ngờ đã từng tiếp xúc với người bệnh lao. Bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán để xác định bệnh lý của bạn. Những phương pháp đó có thể gồm: 

  • Xét nghiệm: Có hai loại xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm tiêm dưới da (xét nghiệm Mantoux) và xét nghiệm máu. 
  • Chụp X-quang phổi hoặc chụp CT giúp nhận ra sự thay đổi của phổi và dấu hiệu của bệnh lao phổi.
  • Phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp qua các chất nhầy khi ho lao để tìm trực khuẩn lao (AFB). Đây được gọi là phương pháp xét nghiệm nhanh bệnh lao phổi.

Bệnh lao phổi có các cách điều trị nào?

Hầu hết các trường hợp bị lao phổi hiện nay có thể điều trị được bằng các loại kháng sinh. Tuy nhiên thời gian điều trị thường khá lâu (từ 6 - 9 tháng hoặc lâu hơn). Do đó, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh và bác sĩ. Tùy vào từng giai đoạn sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Cụ thể:

Lao tiềm ẩn: Giai đoạn ủ bệnh thường có phác đồ điều trị kéo dài từ 3 đến 9 tháng tùy theo loại thuốc sử dụng. Thuốc trị lao phổi được sử dụng trong giai đoạn này thường có hai loại là isoniazid và rifampin, hoặc sử dụng kết hợp isoniazid với thuốc rifampicin.

Lao khởi phát: Lúc này bệnh lao đã gây ra triệu chứng cho người bệnh. Phác đồ điều trị trong giai đoạn này thường kéo dài ít nhất 6 tháng. Người bệnh điều trị thường sử dụng kết hợp các thuốc kháng sinh chứa rifampicin, isoniazid, pyrazinamide và ethambutol trong 2 tháng đầu tiên, chỉ sử dụng rifampicin và isoniazid trong 4 tháng còn lại. 

Lao phổi tái phát: Nguyên nhân có thể do vi khuẩn lao kháng thuốc nên cần xét nghiệm để xác định vi khuẩn lao nhạy cảm với loại thuốc kháng sinh nào trước khi điều trị. 

Lao kháng thuốc: Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các quốc gia đang phát triển. Người bệnh cần điều trị trong thời gian dài hơn và dùng thuốc kháng sinh có giá thành cao. Tùy vào khả năng vi khuẩn lao kháng thuốc của người bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh lao phổi cũng mang lại nhiều tiềm ẩn nguy hiểm về tác dụng phụ của thuốc. Những tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như tê, ngứa bàn tay, chân, ảnh hưởng đến xương khớp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, đau đầu, ăn mất ngon,...

uong-thuoc-theo-dung-phac-do-de-dieu-tri-benh-lao.webp

Uống thuốc theo đúng phác đồ để điều trị bệnh lao

>>> XEM THÊM: Sử dụng thuốc Theophylline điều trị bệnh hô hấp

Phòng tránh lao phổi cần có những biện pháp gì?

Phòng chống lao hiệu quả cần có những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Để phòng chống lao, tùy vào mỗi trường hợp sẽ có những nguyên tắc phòng tránh khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Lao tiềm ẩn: Đối với những trường hợp bệnh lao đang trong giai đoạn tiềm ẩn, hãy điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao gây bệnh cho bạn và không lây lan bệnh cho người khác.
  • Bệnh lao phổi: Khi bệnh lao bắt đầu phát tán, xuất hiện các triệu chứng điển hình. Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm và cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

Tiêm chủng phòng ngừa lao

Tiêm vắc xin BCG là một biện pháp phòng ngừa lao hiệu quả. Hiện nay, đa số trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin phòng trong tháng đầu tiên sau khi sinh. 

Nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể của người bình thường sẽ bị hệ miễn dịch ngăn chặn lại. Nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lao. Vì thế, hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống để nâng cao sức đề kháng cho bản thân, đặc biệt là phổi - vị trí vi khuẩn lao tấn công đầu tiên.

Ngoài ra, bạn có thể nâng cao sức đề kháng cho phổi bằng cách sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin. Thành phần này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng phổi, phế quản từ đó giúp phổi của bạn khỏe hơn và phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả. 

Không những thế, Fibrolysin là hợp chất của muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane. Trong đó, methylsulfonylmethan đã được nghiên cứu tại Khoa Dược, Trường Y, Đại học Khoa học Y tế Ardabil, Iran vào năm 2013, là một hợp chất organosulfur tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giảm tổn thương oxy hóa phổi. Và muối kẽm gluconate được chứng minh tại Hoa Kỳ vào năm 2007 rằng việc bổ sung đầy đủ kẽm có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Do đó, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ Fibrolysin còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng đờm, ho, khó thở. Ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Bên cạnh đó, cần có lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và tránh xa các yếu tố nguy cơ như rượu bia, thuốc lá.

thanh-phan-fibrolysin-co-tac-dung-tot-trong-viec-tang-cuong-chuc-nang-phoi.webp

Thành phần Fibrolysin có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng phổi

Trên đây là những thông tin tham khảo nhằm mục đích giúp bạn nắm rõ về bệnh lao phổi. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hay người thân mắc lao phổi, hãy đi khám ngay bác sĩ và được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, hãy tiêm phòng vắc xin BCG, có lối sống lành mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, phổi bằng chế độ ăn uống hợp lý và sản phẩm từ thiên nhiên có thành phần chính là Fibrolysin. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh lao phổi, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/tuberculosis-tb 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/symptoms-causes/syc-20351250 

https://www.webmd.com/lung/understanding-tuberculosis-basics

Bình luận