Bệnh sốt xuất huyết do nguyên nhân nào?

Có đến 4 loại virus sốt xuất huyết có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm này tại người. Tuy nhiên, bạn không thể lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với người bị sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh sốt xuất huyết là do sự lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua muỗi vằn mang virus Dengue. Đây là loại muỗi thường gặp ở những nơi ẩm thấp, lu đựng nước,... trong nhà.

Muỗi vằn sau khi chích người bệnh sẽ bị nhiễm virus Dengue. Thông thường, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 12 ngày. Trong khoảng thời gian này, muỗi có nguy cơ lây truyền mầm bệnh sang cho người khác.

Có khá nhiều nguy cơ khiến bạn bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết cao hơn, thậm chí có thể tái phát nhiều lần. Những yếu tố nguy cơ điển hình có thể kể đến như:

  • Sinh sống/đi du lịch đến các khu vực nhiệt đới: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị sốt xuất huyết khá cao. Đặc biệt là những khu vực ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
  • Bạn từng có tiền sử bị sốt xuất huyết.

>>> XEM THÊM: Sốt xuất huyết có lây không? Giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả là gì?

sot-xuat-huyet-la-benh-lay-nhiem-do-chung-virus-dengue-qua-muoi-van.webp

Sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm do chủng virus Dengue qua muỗi vằn

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Ngay sau khi bị muỗi chứa virus sốt xuất huyết đốt, người bệnh thường sẽ mất từ 3 - 15 ngày ủ bệnh, phổ biến từ 5 - 8 ngày. Triệu chứng sốt xuất huyết thường xảy ra đột ngột và kéo dài. Ở giai đoạn ủ bệnh thường sẽ không có quá nhiều đặc điểm nhận biết.

Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn sốt xuất huyết và sốt xuất huyết nặng, các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Từ đó, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn. Dấu hiệu chính qua 2 giai đoạn của bệnh như sau:

Giai đoạn 1 - Sốt xuất huyết

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện sốt cao, thường trên 40 độ C. Ngoài ra, sẽ bao gồm thêm những triệu chứng:

  • Nhức mỏi, đau đầu dữ dội, liên tục.
  • Có cảm giác chán ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Da xuất hiện hiện tượng xung huyết. 
  • Đau cơ - khớp và hai hốc mắt đau nhức.
  • Xuất hiện phát ban trên da.
  • Một số trường hợp có thể xuất huyết như chảy máu chân răng, chảy máu mũi ngay trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2 - Sốt xuất huyết nặng (hay giai đoạn nguy hiểm)

Giai đoạn này thường được tính từ ngày 3 - 7 của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn còn sốt, tuy nhiên nhiệt độ có thể đã hạ xuống 38 độ C. Tuy nhiên, những dấu hiệu cảnh báo giai đoạn nguy hiểm sẽ rõ rệt hơn. Cụ thể bao gồm thêm những dấu hiệu sau:

  • Đau nặng bụng, nôn mửa liên tục và có thể có máu.
  • Đau bụng nhiều lần, đặc biệt là ở vùng bụng phía trên, bên phải mạn sườn (khu vực gan).
  • Xuất hiện sự mệt mỏi, bồn chồn, thở nhanh.
  • Tụt huyết áp, lạnh da, nổi vân tím và đi tiểu ít bất thường.
  • Phù nề mi mắt.
  • Xuất huyết ở nhiều vị trí như dưới da (các chấm xuất huyết, bầm tím xuất hiện), chảy máu răng, mũi, phân đen hoặc có máu, xuất huyết âm đạo, tiểu ra máu,...

Ngoài ra, một số người bệnh có thể gặp tình trạng bị sốc sốt xuất huyết và gây tử vong. Những triệu chứng của giai đoạn này bao gồm các triệu chứng trên và xuất hiện thêm hiện tượng đau bụng dữ dội, đột nhiên mất phương hướng, xuất huyết nhiều hơn.

trieu-chung-cua-benh-sot-xuat-huyet.webp

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể gây ra tình trạng như xuất huyết nội tạng, tổn thương tới các cơ quan. Tình trạng tụt huyết áp nhanh, xuống mức nguy hiểm có thể gây sốc. Trong một số trường hợp, bệnh sốt xuất huyết có thể gây chết người.

Ngoài ra, một số ít nghiên cứu cho rằng, sốt xuất huyết có khả năng lây truyền trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có thai mắc bệnh, trẻ sinh ra có thể sinh non, nhẹ cân hoặc suy thai.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết hiện nay

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết đặc hiệu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết được điều trị ngoại trú kèm theo theo dõi y tế. Phương pháp chữa trị chủ yếu hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng. Cụ thể phân cấp điều trị theo phác đồ từ Bộ Y tế như sau:

Giai đoạn sốt xuất huyết

Với giai đoạn sốt xuất huyết, người bệnh có thể điều trị tại nhà nếu đáp ứng được khả năng bù dịch bằng đường uống, không có các hiện tượng xuất huyết hoặc chảy máu nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc để điều trị triệu chứng. Có thể bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt paracetamol: Tổng liều không quá 60 mg/kg/lần/24 giờ.
  • Bù dịch bằng đường uống như oresol, nước trái cây,...

Lưu ý, giai đoạn này người bệnh không được sử dụng một số loại thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen,... Thuốc này hoạt động với cơ chế chống kết tập tiểu cầu dẫn đến máu không đông. Vì thế, việc sử dụng các thuốc NSAIDs gây trầm trọng thêm các triệu chứng xuất huyết. 

Ngoài ra, khi tự điều trị tại nhà, người bệnh cần phải có người túc trực, chăm sóc 24/24 để được theo dõi và đưa đến viện kịp thời nếu sốt xuất huyết tiến triển nặng. 

giai-doan-nhe-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-co-the-dieu-tri-tai-nha.webp

Giai đoạn nhẹ người bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà

Giai đoạn sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được chỉ định nhập viện trong thời gian ngắn từ 12 - 24 giờ. Bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch để bù nước qua đường tĩnh mạch. Người bệnh vẫn sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần thiết.

Giai đoạn này người bệnh sẽ được theo dõi huyết áp, mạch, các dấu hiệu cảnh báo khác sau mỗi 4 - 6 giờ. 

Giai đoạn sốt xuất huyết nặng

Với giai đoạn bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh cần ngay lập tức nhập viện cấp cứu và điều trị thời gian dài. Thời gian điều trị có thể kéo dài hơn 24 giờ. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được truyền dịch để bù nước. Ngoài ra, sẽ căn cứ vào những biến chứng, triệu chứng như sốc sốt xuất huyết, ảnh hưởng đến hô hấp, ảnh hưởng đến gan,... để có phương pháp điều trị phù hợp.

Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Chăm sóc người bệnh đúng cách cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị. Người nhà khi chăm sóc người bệnh tại nhà cần lưu ý để người bệnh được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Đồng thời, thực hiện các điều sau:

Chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết 

Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết ốm yếu, mệt mỏi nên điều quan trọng nhất cần làm là tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm nên bổ sung cho người bệnh bao gồm:

  • Bổ sung nhiều protein có trong sữa, thịt, cá, trứng... Ưu tiên chế biến thành những món ăn lỏng, mềm và dễ nuốt.
  • Tăng cường các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin để giúp tăng cường miễn dịch, sức đề kháng. Nghệ, cải bó xôi giúp cơ thể tăng cường trao đổi, tái tạo tiểu cầu trong máu giúp người bệnh phục hồi nhanh.
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa.

Trong trường hợp không thể đảm bảo bổ sung đầy đủ những thực phẩm này hàng ngày cho người bệnh. Người nhà cũng có thể sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung chứa các thành phần trên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm, đồ uống như:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp và cholesterol. Điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch gây cản trở sự hồi phục của người bệnh.
  • Đồ ăn cay nóng: Thực phẩm tối kỵ đối với người bệnh sốt xuất huyết. Chúng khiến acid tích tụ trong dạ dày dẫn tới loét và tổn thương niêm mạc, làm trầm trọng hơn tình trạng xuất huyết.
  • Đồ uống chứa cafein: Gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, mệt mỏi cản trở sự hồi phục của người bệnh.

>>> XEM THÊM: Người bị sốt xuất huyết có uống sữa được không? Câu trả lời có tại đây!

nhung-thuc-pham-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-can-tranh.webp

Những thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết cần tránh

Các biểu hiện cần chú ý theo dõi

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà không đơn giản, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và lưu ý những biểu hiện sau:

Dấu hiệu mất nước: Người bệnh sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều nước hoặc chất điện giải. Trong trường hợp không bổ sung đủ gây ra tình trạng mất nước thì cần theo dõi các biểu hiện của người bệnh:

 

Người lớn

Trẻ em

Giải pháp

Dấu hiệu mất nước nhẹ

Khát nước, khô miệng, khô da.

Nước tiểu màu vàng sậm.

Đau đầu.

Tiểu ít hơn so với bình thường

Khô môi, miệng, lưỡi.

Khi quấy khóc ít hoặc không có nước mắt.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa, hoặc oresol)

Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng

Chóng mặt, buồn ngủ, hay cáu kỉnh.

Nhịp tim nhanh

Mắt trũng.

Hay quấy khóc, buồn ngủ.

Bàn tay, bàn chân lạnh.

Mắt trũng

Tiểu ít, 1-2 lần/ngày.

Ngay lập tức tới các trung tâm y tế gần nhà để được hỗ trợ.

Sau khi người bệnh hết sốt, cần phải theo dõi 24 - 48 giờ đầu. Bởi vì, bệnh sốt xuất huyết có khả năng tiến triển nặng và lúc đó, người bệnh cần được nhập viện ngay. Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện nào dưới đây, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được chăm sóc khẩn cấp:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn ít nhất 3 lần/ngày, có thể có lẫn máu.
  • Chảy máu cam không dừng được mà cần phải dùng giấy ăn nhét mũi.
  • Da lạnh, khó thở. 

Biện pháp giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng

Để giúp người bệnh có thể tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và nhanh phục hồi hơn, người chăm sóc cần thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ. Ví dụ như tạo không gian yên tĩnh và giúp người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ, cho người bệnh thực hiện uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, người chăm sóc nên bổ sung thêm cho người bệnh các loại thảo dược, cốm hoặc sản phẩm có khả năng giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện các triệu chứng khó chịu. Ưu tiên những sản phẩm có thành phần L-Lysine. Bởi L-Lysine đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học và cho kết quả: Sử dụng L-Lysine thật sự mang lại hiệu quả cao trong giảm tần suất tái nhiễm và thời gian làm lành vết thương nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có chứa L-Lysine kèm theo các loại thảo dược như: Cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao bạch chỉ,...

thanh-phan-l-lysine-giup-tang-cuong-de-khang-cho-nguoi-bi-sot-xuat-huyet.webp

Thành phần L-Lysine giúp tăng cường đề kháng cho người bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Mỗi người đều cần có ý thức phòng tránh, để ngăn ngừa bùng phát thành dịch. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh, cũng như hiểu thêm về cách điều trị và chăm sóc khi bị sốt xuất huyết. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy liên lạc tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.cdc.gov/dengue/index.html

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue

https://www.medicalnewstoday.com/articles/179471#treatment

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/dengue-fever-reference 

Dược sĩ Nhật Hạ

Bình luận