Sốt xuất huyết có lây không hiện đang là câu hỏi được đông đảo mọi người tìm kiếm trên các diễn đàn. Đây là bệnh lây nhiễm nguy hiểm, do muỗi vằn chích truyền sang người. Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao tù, nước đọng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện triệu chứng hiệu quả? XEM NGAY!

Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra, có thể lan thành những ổ dịch lớn. Virus dengue thuộc chi flavivirus, gồm 4 típ được ký hiệu lần lượt là D1, D2, D3, D4. Tất cả đều có thể gây bệnh và chúng thường luân phiên gây nên các vùng dịch. 4 típ này không có miễn dịch chéo nên khi người bệnh mắc 1 trong 4 típ vẫn có khả năng bị lại do các típ khác gây ra. Nhiều người thắc mắc: Sốt xuất huyết có lây không? Sốt xuất huyết rất dễ lây nhiễm, chính điều này đã làm cho số lượng người bị mắc gia tăng nhanh chóng vào những thời điểm dịch bùng phát. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của sốt xuất huyết chính là do muỗi vằn hút máu người có virus dengue truyền đến cho những người không có bệnh. Loại muỗi này có màu đen và đốm trắng trên thân, hoạt động vào sáng sớm hay chiều tối, thường trú tại những địa điểm như góc nhà, tủ quần áo hoặc các nơi không đảm bảo vệ sinh như bãi rác.

Sốt xuất huyết dễ lây truyền và bùng phát thành đại dịch

Sốt xuất huyết dễ lây truyền và bùng phát thành đại dịch

Con đường lây lan tiếp theo là do người bệnh dùng chung bơm kim tiêm, khi bác sĩ, y tá đã lấy máu của người bệnh có virus dengue lại sử dụng cho người bình thường. Vậy nên, bạn cần tránh đến những cơ sở y tế không đảm bảo, không dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Ngoài ra, còn có một số đường lây truyền ít gặp khác như: Lây truyền tại bệnh viện thông qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tác nhân gây tổn thương da, niêm mạc,... Người cho máu không có triệu chứng cũng có thể mang virus dengue trong máu. Một số trường hợp người mẹ mang virus dengue (mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con khi sinh. Bệnh có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh khi được 4 - 11 ngày tuổi. 

Các biểu hiện của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường xảy ra ở các nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, điển hình như Việt Nam. Bệnh xuất hiện rộng rãi cả ở nông thôn và thành thị. Sốt xuất huyếtthường có các triệu chứng tương ứng với từng giai đoạn. Cụ thể:

Sốt xuất huyết giai đoạn nhẹ

Lúc này, bệnh thường bắt đầu với biểu hiện là sốt nhẹ và sẽ kéo dài trong vòng 5 - 7 ngày, tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như: Sốt cao, lên đến 39 - 400C; Nhức đầu nghiêm trọng; Đau phía sau mắt; Đau khớp và cơ; Buồn nôn và ói mửa; Phát ban,…

Sốt xuất huyết có chảy máu (giai đoạn nặng)

Các biểu hiện sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết dengue (giai đoạn nặng nhất)

Đây là thể nặng nhất khi bị sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp tụt thấp). Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 - 5 ngày. Sốt xuất huyết denguethường xảy ra ở trẻ em và có thể gây tử vong, rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh sốt xuất huyết

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh sốt xuất huyết, hầu hết là khắc phục triệu chứng và xử lý để tránh những biến chứng nặng xảy ra. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Đồng thời, bạn có thể được kê đơn thuốc để giảm đau, hạ sốt như paracetamol. Tránh sử dụng các thuốc có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium. Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, bạn cần bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bạn nên tham khảo:

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ giúp phòng tránh sốt xuất huyết

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ giúp phòng tránh sốt xuất huyết

- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ để muỗi không có cơ hội sinh sản.

- Không nên tới gần những địa điểm thiếu vệ sinh, ao, hồ hoặc nơi có nhiều muỗi.

- Sử dụng kem chống muỗi.

- Mắc màn khi ngủ cho dù là ban đêm hay ban ngày.

- Dùng vợt bắt muỗi trong nhà.

- Phối hợp với chính quyền địa phương để phun hóa chất diệt muỗi khi có dịch.

Kiểm soát tốt bệnh sốt xuất huyết bằng bộ đôi sản phẩm thảo dược

Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây nên, việc sử dụng thuốc khắc phục tình trạng này về lâu dài có thể gây tác dụng phụ. Trước thực tế này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thảo dược với sự kết hợp của 2 phương pháp trong uống – ngoài bôi giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình cải thiện, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

- Trong uống: Là công thức kết hợp của nhiều loại thảo dược quý và các hoạt chất tự nhiên an toàn bao gồm: Cao lá neem, L-Lysine, cao lá xoài, cao cỏ nhọ nồi, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid và vitamin C. Những thành phần này đều là dạng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giảm đau, hạ sốt,… cải thiện khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn. Hỗ trợ điều trị các bệnh như: Sốt xuất huyết, thủy đậu, zona, sởi, chốc lở, viêm loét niêm mạc miệng,... Đồng thời, sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm nên có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mắc các bệnh ngoài da do nhiễm virus (herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi), nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm da, lở loét, mụn nước), trẻ em suy giảm sức đề kháng, người có nguy cơ cao mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus,... 

Cao lá neem là một trong những thành phần giúp cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết

Cao lá neem là một trong những thành phần giúp cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết

- Ngoài bôi: Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm đường uống, để tăng hiệu quả phòng ngừa và cải thiện bệnh sốt xuất huyết hay các bệnh ngoài da do virus khác, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi thảo dược. Với thành phần chính là nano bạc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm,… kết hợp với chitosan, dịch chiết neem, sản phẩm giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo,... thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng,… an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng.

Bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích về bệnh sốt xuất huyết. Mong rằng, bạn đã có cho mình giải pháp phòng ngừa, điều trị an toàn và hiệu quả. Để đạt được kết quả tốt, bạn hãy kết hợp sử dụng bộ sản phẩm thảo dược trong uống - ngoài bôi mỗi ngày nhé!

 

Bình luận