Sử dụng thuốc hạ huyết áp là phương pháp quan trọng để điều trị tăng huyết áp, tuy nhiên bất kỳ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những nhóm thuốc hạ huyết áp phổ biến và các tác dụng không mong muốn thường gặp. 

Nhóm thuốc ức chế men chuyển

Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE), bao gồm các thuốc: Captopril, enalapril, benazepril, lisinopril… Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzyme chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme, viết tắt là ACE). ACE chịu trách nhiệm xúc tác biến đổi angiotensin I thành angiotensin II, chất gây co thắt mạch máu và làm tăng huyết áp. Khi ACE bị ức chế bởi thuốc, quá trình này bị ngăn chặn, dẫn đến giãn mạch và giảm huyết áp. Nhóm ức chế men chuyển ACE được lựa chọn cho bệnh nhân tăng huyết áp có mắc kèm hen suyễn, tiểu đường. 

Tác dụng phụ thường gặp: 

Khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển ACE, người bệnh có thể bị kích thích phế quản gây ho khan, ho dai dẳng không dứt. Nếu gặp phải tác dụng phụ này, bạn có thể chia nhỏ liều và sử dụng nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, người bệnh buộc phải thay đổi loại thuốc để giảm ho.

Thuốc ức chế men chuyển ACE thường gây ho khan 

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

Gồm các thuốc hạ huyết áp: Nifedipin, nicardipin, amlodipin, felodipin, isradipin, verapamil, diltiazem có tác động ngăn dòng ion canxi đi vào tế bào cơ trơn, từ đó làm giãn mạch và giúp hạ huyết áp. Đây là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp đau thắt ngực, người cao tuổi, người có bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu do không ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường và mỡ trong cơ thể.

Tác dụng phụ tiềm ẩn: 

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nhóm thuốc chẹn kênh canxi vẫn có thể gây một số tác dụng phụ như: Tụt huyết áp tư thế đứng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn nhịp tim, sưng, phù mắt cá chân, bàn chân… 

Người dùng có thể bị tụt huyết áp khi dùng thuốc hạ áp nhóm chẹn kênh canxi

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II

Losartan là thuốc đầu tiên được sử dụng trong nhóm này, tiếp đó là irbesartan, candesartan, valsartan. Nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II có khả năng hạ huyết áp mạnh mẽ, tương đương với các loại thuốc như chẹn canxi, chẹn beta, hay ức chế men chuyển. 

Tác dụng phụ tiềm ẩn: 

Dù không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển hay gây phù như nhóm chẹn kênh canxi nhưng nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy… Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai. 

Nhóm thuốc chẹn beta

Các thuốc trong nhóm này bao gồm propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol… Cơ chế hoạt động của chúng là ức chế thụ thể beta-giao cảm ở tim và mạch ngoại vi, từ đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc các triệu chứng như đau thắt ngực hoặc đau nửa đầu. 

Tác dụng phụ tiềm ẩn: 

Thuốc chẹn beta có thể làm nặng hơn tình trạng suy tim, block nhĩ - thất, rối loạn nhịp tim, gây co thắt phế quản… Do đó, chống chỉ định thuốc chẹn beta với  những người có bệnh hen suyễn, suy tim, hoặc nhịp tim chậm.

Thuốc chẹn beta giúp hạ huyết áp hiệu quả

Thuốc lợi tiểu

Các thuốc trong nhóm này bao gồm hydrochlorothiazide, indapamide, furosemide, spironolactone, amiloride, triamterene… Cơ chế hoạt động của chúng là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó giảm sức cản của mạch ngoại vi và làm giảm huyết áp. Thuốc có thể được sử dụng đơn độc khi huyết áp cao phân độ nhẹ, hoặc được kết hợp với các loại thuốc khác ở phân độ nặng hơn.

Tác dụng phụ tiềm ẩn: 

Mặt trái của các thuốc lợi tiểu là gây khô miệng, mất nước, táo bón, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hạ kali máu… 

Lời khuyên cho người bệnh tăng huyết áp

Sử dụng thuốc tây đóng vai trò quan trọng trong điều trị tăng huyết áp, giúp hạ huyết áp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng tân dược, người bệnh khó có thể tránh khỏi các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bệnh nhân nên kết hợp thêm các loại thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp một cách an toàn, hiệu quả lâu bền hơn. Tiêu biểu là sản phẩm thành phần chính cao cần tây. Cần tây từ ngàn xưa đã được coi là vị thảo mộc quý, được Thần Y Hoa Đà liệt vào một trong những “bí quyết vàng trị tăng huyết áp”.  Đây cũng là vị thuốc giúp Từ Hi Thái hậu nổi tiếng xứ Trung và hàng ngàn người dân thoát khỏi căn bệnh tăng huyết áp. 

Cần tây - Thảo dược hỗ trợ giảm rõ rệt các chỉ số huyết áp

Nhờ sự phát triển của khoa học hiện đại, nghiên cứu tại Iran năm 2013 đã làm sáng tỏ công dụng của cần tây trên huyết áp. Cụ thể, cần tây có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương từ 23 - 38 mmHg, nhưng không gây tụt huyết áp quá mức, thích hợp cho người huyết áp lên xuống thất thường. Ngoài cao cần tây, sản phẩm còn chứa cao hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm, nattokinase, được sản xuất theo công nghệ Lượng tử tiên tiến, cho hiệu quả hỗ trợ giảm huyết áp cao, ổn định huyết áp và phòng các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Trên đây là thông tin về những nhóm thuốc hạ huyết áp phổ biến nhất hiện nay và các tác dụng phụ tiềm ẩn. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có được biện pháp hạ và kiểm soát huyết áp phù hợp, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng của tăng huyết áp

Bình luận