Hiểu đúng và loại bỏ nguyên nhân mất ngủ chính là yếu tố quyết định giúp người bệnh chấm dứt những chuỗi ngày khó chịu, mệt mỏi vì mất ngủ kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất!

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân mất ngủ thường gặp

Nguyên nhân gây mất ngủ có thể đến từ nhiều yếu tố quen thuộc hằng ngày khiến người bệnh dễ chủ quan do đó tạo điều kiện cho tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe nặng nề hơn.

Nguyên nhân từ bên ngoài

  • Chế độ ăn uống: Ăn quá no trước khi ngủ là một trong các nguyên nhân mất ngủ về đêm thường gặp. Khi hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, dẫn đến những cảm giác khó chịu như khó tiêu, đầy bụng,… làm giảm chất lượng ngủ. Bên cạnh đó, một số món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, trà, cafein,… cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Chế độ sinh hoạt: Dành thời gian ngủ quá nhiều vào ban ngày, thường xuyên thức đêm với những chuyện cá nhân, công việc, học tập,… sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến thói quen thức - ngủ. Tình trạng này đang xảy ra phổ biến ở giới trẻ.
  • Không gian phòng ngủ: Ánh sáng, tiếng ồn, mùi khó chịu,… đều có thể trở thành nguyên nhân bị mất ngủ về đêm, tác động xấu đến chất lượng sức khỏe của người bệnh.

Thoi-quen-“ngu-ngay-cay-dem”-la-nguyen-nhan-gay-mat-ngu-hang-dau-o-gioi-tre

Thói quen “ngủ ngày cày đêm” là nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân mất ngủ từ bên trong

  • Trạng thái tinh thần: Những mối bận tâm quá lớn đến từ bạn bè, gia đình, tài chính, công việc,… có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá lo lắng và căng thẳng. Nếu những áp lực này diễn ra trong thời gian dài có thể trở thành nguyên nhân mất ngủ về đêm.
  • Bệnh lý tâm thần: Rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm,... đều gây tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là giấc ngủ. 
  • Tuổi tác: Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh, hoặc những tác động về tâm lý dẫn đến tình trạng mất ngủ.
  • Thiếu hụt serotonin: Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài thường gặp nhất. Serotonin là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin, điều chỉnh các trạng thái tâm lý và có mối liên hệ mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, người bị thiếu hụt serotonin thường dễ lo lắng, căng thẳng, cáu gắt,... đêm không ngon giấc và đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý.

thieu-hut-setorotin-la-nguyen-nhan-mat-ngu-thuong-gap-min_11zon.jpg

Thiếu hụt serotonin một trong các nguyên nhân mất ngủ hàng đầu

Mất ngủ gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì?

Mất ngủ là vấn đề nan giải mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân mất ngủ và giải quyết, nó sẽ khiến chất lượng cuộc sống thường ngày bị giảm sút nghiêm trọng. Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thần và đặc biệt là sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Với thể trạng tổng quát: Người mắc chứng mất ngủ về đêm thường phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì; Da dẻ sần sùi, sạm màu, nhanh lão hóa; Vẻ mặt thiếu sức sống, ủ rũ, mệt mỏi,…
  • Với hệ tim mạch: Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý mạch vành, đột quỵ,…
  • Với hệ thần kinh: Mất ngủ khiến suy nhược thần kinh, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt hoặc bi quan, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.

Mat-ngu-lam-tang-nguy-co-mac-cac-benh-ly-ve-tim-mach

Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Các phương pháp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả

Loại bỏ các nguyên nhân mất ngủ là một trong những biện pháp tốt nhất giúp người bệnh có được khoảng thời gian nghỉ ngơi chất lượng và cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện chứng mất ngủ được sử dụng phổ biến hiện nay:

Sử dụng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y là một trong những biện pháp hiệu quả, giúp nhanh chóng dứt điểm tình trạng mất ngủ về đêm. Tuy nhiên phương pháp này cũng đi kèm theo những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt dối không tự ý mua thuốc về sử dụng.

Sử dụng thuốc Đông y

Đây là phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên, an toàn không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số vị thuốc thường được khuyên dùng bao gồm:

  • Hợp hoan bì: Theo nghiên cứu của Đại học KyungHee, Hàn Quốc đã chỉ ra hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh, cải thiện mất ngủ hiệu quả nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin (thiếu hụt serotonin là nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu).
  • Táo nhân: Chứa thành phần Saponin có tác dụng an thần, dưỡng tâm.
  • Hồng táo: Là vị thuốc bổ khí dưỡng huyết, giúp hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng căng thẳng và lo âu.
  • Viễn chí: Bài thuốc này trong tự nhiên có vị đắng, thường dùng để trị ho, tiêu đàm, giúp cải thiện chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
  • Ngũ vị tử: Là vị thuốc quen thuộc trong việc điều trị chứng mất ngủ, an thần và giảm đau.
  • Uất kim: Còn có tên gọi khác là củ nghệ, nguyên liệu này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau, ngoài ra còn có công dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết và bổ máu, cải thiện chứng mất ngủ.

Hiện nay, trên thị trường đã có mặt sản phẩm chiết xuất và kết hợp từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên, giúp người sử dụng có thể khắc phục chứng mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả. Người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì đã có mặt lâu năm trên thị trường, được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, được nhiều chuyên gia khuyên dùng, hàng ngàn khách hàng lựa chọn.

Cac-loai-thao-duoc-thien-nhien-cai-thien-mat-ngu-hieu-qua-khong-gay-tac-dung-phu

Các loại thảo dược thiên nhiên cải thiện mất ngủ hiệu quả không gây tác dụng phụ

Xây dựng lối sống khoa học

Những thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố tác động đến chất lượng của giấc ngủ. Người bệnh nên áp dụng một số gợi ý như sau để hỗ trợ khắc phục chứng mất ngủ:

  • Ghi chú cụ thể về thời gian làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi, cố gắng duy trì và tuân thủ mỗi ngày. Đảm bảo thời gian giấc ngủ khoảng từ 7 - 8 tiếng.
  • Vận động: Thực hiện tại nhà một số bài tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và liên tục 5 ngày trong tuần. Chú trọng những bài thể dục có ích cho giấc ngủ như thiền, yoga,… 
  • Giải tỏa căng thẳng: Sau khi phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, áp lực đến từ cuộc sống mỗi ngày sẽ dần được cải thiện. Đồng thời nên dành nhiều thời gian trò chuyện với người thân, bạn bè,… giúp giải tỏa những vấn đề căng thẳng.
  • Dinh dưỡng: Đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu (protein, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng). Trước thời gian ngủ tối thiểu khoảng 30 - 60 phút, bạn chỉ nên dùng một bữa ăn nhẹ và không sử dụng các chất kích thích.

Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, người bệnh nên điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và áp dụng chúng một cách kiên trì, chắc chắn chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng mất ngủ, hãy bình luận dưới đây để được các chuyên gia giải đáp nhanh mọi thắc mắc và tư vấn sản phẩm thảo dược thích hợp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/live-well/sleep-and-tiredness/why-lack-of-sleep-is-bad-for-your-health/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/symptoms-causes/syc-20355167

https://www.sleepfoundation.org/insomnia/what-causes-insomnia

Dược sĩ Hoàng Anh

Bình luận