Hiện nay, việc sử dụng các thuốc bôi bạch biến là phương pháp dễ thực hiện và phổ biến nhất để điều trị bệnh. Vậy cụ thể, bệnh bạch biến bôi thuốc gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các nhóm thuốc bôi trị bạch biến an toàn, hiệu quả cao trong bài viết sau đây.

Bệnh bạch biến và nguyên tắc điều trị

Bệnh bạch biến là tình trạng da bị thay đổi màu theo từng mảng (thường ở mặt, nách, mặt sau của bàn tay) do các tế bào sắc tố da bị phá hủy. Biểu hiện chính của bệnh là những mảng da giảm sắc tố so với vùng da lân cận, không ngứa và không đóng vảy. Đây là bệnh da liễu lành tính, không lây nhưng gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

Hình ảnh da một người bị bệnh bạch biến

Hình ảnh da một người bị bệnh bạch biến

Tiến triển của bệnh bạch biến rất khó dự đoán. Một số trường hợp các mảng bạch biến sẽ tự cải thiện, không cần điều trị. Trong hầu hết trường hợp còn lại, các mảng da bị mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Cho tới hiện tại, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh bạch biến, chủ yếu là tập trung giải quyết triệu chứng. 

Các nhóm thuốc bôi bạch biến thông dụng

Dùng thuốc bôi bạch biến là phương pháp được chỉ định đầu tay trong điều trị bệnh. Các nhóm thuốc bôi bạch biến được sử dụng phổ biến bao gồm:

Nhóm thuốc bôi bạch biến corticosteroid

Thuốc bôi corticosteroid được coi là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp bị bạch biến khu trú nhờ đem lại hiệu quả điều trị tốt. Bên cạnh tác dụng chống viêm, nhóm thuốc này còn giúp ức chế hệ thống miễn dịch của người bệnh bằng cách làm giảm số lượng các cytokine. Nhờ vậy, thuốc làm giảm hoạt động của tự kháng thể gây rối loạn sắc tố. 

Corticosteroid có nhiều nhóm thuốc khác nhau, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của các mảng rối loạn sắc tố để lựa chọn loại thuốc cụ thể. Nhóm hydrocortisone được ưu tiên sử dụng cho người bị bạch biến ở mặt. Corticosteroid nhóm III, IV được sử dụng cho những vị trí khác trên da.

Kem bôi bạch biến corticosteroid thường được kết hợp với các liệu pháp điều trị khác gồm UVB phổ hẹp, laser CO2, dẫn xuất vitamin D,... Nhóm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa rát, khô da, bong da, rậm lông, rạn da, mụn trứng cá, đục thủy tinh thể, teo da, viêm da tiếp xúc dị ứng,... Do đó, corticosteroid cần hạn chế sử dụng cho trẻ em và không dùng quá 2 tháng.

Thuốc bôi trị bạch biến cho hiệu quả nhưng nhiều tác dụng phụ 

Thuốc bôi trị bạch biến cho hiệu quả nhưng nhiều tác dụng phụ 

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế calcineurin ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sắc tố. Thuốc thưởng chỉ được sử dụng trong trường hợp corticosteroid không hiệu quả hoặc khi bạch biến đã ảnh hưởng tới các vùng da nhạy cảm (môi, mí mắt, bộ phận sinh dục) và không thể điều trị bằng corticosteroid. 

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ có sẵn dưới 2 dạng: Tacrolimus (thuốc mỡ), pimecrolimus (dạng kem). Những loại thuốc này dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng 1-2 lần/ngày và bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng vài tháng. 

So với corticosteroid, thuốc ức chế calcineurin ít tác dụng phụ hơn. Thuốc thường chỉ gây cảm giác châm chích ở lần đầu sử dụng và mất dần theo thời gian.

Dẫn xuất từ vitamin D3 - Calcipotriol

Calcipotriol là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh bạch biến, có sẵn dưới dạng kem và thuốc mỡ. Khi bôi 2 lần/ngày, thuốc có thể kích thích sản xuất sắc tố ở những vùng da bị bạch biến. Thường mất một vài tháng để thấy được sự chuyển biến của vùng da bạch biến. 

Calcipotriol nên được sử dụng kết hợp với các thuốc bôi khác hoặc phương pháp chiếu đèn hay laser để đạt được hiệu quả nhất đối với bệnh bạch biến.

Thuốc bôi bạch biến PGE2

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng kích thích tăng tạo sắc tố của PGE2. Thuốc PGE2 dạng bôi là liệu pháp điều trị bạch biến an toàn, hiệu quả và đầy hứa hẹn.

Thuốc bôi bạch biến 5 - fluorouracil

5 - fluorouracil dạng bôi tại chỗ khi kết hợp với phương pháp laser CO2, mài da,... đã được chứng minh hiệu quả điều trị bệnh bạch biến trong nhiều nghiên cứu.

>>Xem thêm: Meladinine điều trị bạch biến, vảy nến và các điều bạn phải biết

Các phương pháp điều trị bạch biến khác

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc bôi bạch biến, bác sĩ da liễu có thể chỉ định cho bạn một số phương pháp điều trị khác đó là:

  • Các thuốc đường toàn thân: Corticosteroid uống, Afamelanotide, chất ức chế enzyme Janus Kinase,...
  • Cấy tế bào sắc tố da.
  • Liệu pháp ánh sáng: Đèn chiếu, laser.
  • Xăm thẩm mỹ.
  • Thuốc uống chống nắng.

Chiếu tia laser giúp điều trị bạch biến hiệu quả

Chiếu tia laser giúp điều trị bạch biến hiệu quả

Sản phẩm thảo dược chứa cây sói rừng hỗ trợ điều trị bạch biến

Mặc dù các thuốc bôi cho hiệu quả nhất định nhưng chỉ tác động lên triệu chứng ngoài da, bệnh bạch biến vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu không tác động vào căn nguyên gây ra bệnh (do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn). Chính vì điều này, các nhà nghiên cứu đã kế thừa bí kíp đẩy lùi bệnh tự miễn bằng cây sói rừng của Vua Hùng từ ngàn đời nay để cho ra đời sản phẩm thảo dược chống tự miễn. Được biết, căn bệnh tự miễn của Vua Hùng cứ tái đi tái lại nhưng tất cả các lương y đều bó tay, vậy mà sau khi uống bát thuốc sói rừng, các thương tổn trên da cứ thế phục hồi, da đều màu sáng mịn và không thấy bệnh tái phát nữa.. 

Vua Hùng dùng cây sói rừng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tự miễn

Vua Hùng dùng cây sói rừng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tự miễn

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cao sói rừng kết hợp cao bạch thược, cao nhàu, cao hoàng bá, cao thổ phục linh,... được bào chế theo công nghệ lượng tử sẽ giúp:

  • Điều hòa, nâng cao hệ thống miễn dịch (tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh bạch biến).
  • Cải thiện tình trạng giảm sắc tố tại vùng da bị bạch biến.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc bôi bạch biến. Hãy kết hợp bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ Da liễu và uống sản phẩm chứa cây sói rừng đều đặn hàng ngày để giúp cải thiện bạch biến từ sâu bên trong, bạn nhé!

Bình luận