Bệnh bạch biến là gì? Các loại bạch biến

Bạch biến là một chứng rối loạn ở da, trong đó có thể xuất hiện thêm những vùng da màu trắng mịn hơn (dát, mảng). Kích thước của những mảng dát này khá đa dạng, thường khoảng 5mm, nhưng một số trường hợp sẽ có kích thướng to hơn. Các vùng lông ở khu vực bị bạch biến cũng sẽ chuyển sang màu trắng giống như da.

Thông thường, màu sắc của da được quyết định bởi sắc tố melanin. Bệnh bạch biến xảy ra khi các tế bào sản xuất melanin ngừng đột ngột hoặc chết. Theo thời gian, các khu vực da bị mất sắc tố sẽ tăng dần, có thể ảnh hưởng đến da, tóc hay bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Đặc biệt, ở những người da sẫm màu, bệnh sẽ càng rõ ràng, khiến người mắc xấu hổ, tự ti.

Bạch biến thường được phân loại dựa vào những khu vực xuất hiện, chủ yếu gồm 2 thể bạch biến như sau:

Bạch biến thể khu trú: Bao gồm các loại bạch biến tiêu điểm (chỉ xuất hiện đơn lẻ không đối xứng và không lan rộng), bạch biến niêm mạc (xuất hiện ở khu vực sinh dục hoặc thể niêm mạc miệng), bạch biến phân đoạn (ở một bên cơ thể hoặc 1 vùng nhất định giới hạn theo dây thần kinh).

Bạch biến thể lan tỏa: Bao gồm bạch biến toàn thể (xuất hiện gần như toàn bộ cơ thể), bạch biến thể các cực (xuất hiện chủ yếu ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc ở mặt), bạch biến thông thường (các mảng da xuất hiện riêng lẻ, phân bố đều khắp cơ thể), thể hỗn hợp (xuất hiện ở các vùng khác nhau, không đồng đều và rải rác khắp cơ thể).

bach-bien-gom-kha-nhieu-the-khac-nhau-kha-pho-bien.webp

Bạch biến gồm khá nhiều thể khác nhau khá phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến là do sự ảnh hưởng của sắc tố melanin. Đa số các trường hợp đều do quá trình tế bào melanin chết đi hoặc cơ thể ngừng sản xuất tế bào này tại vùng da bị bạch biến. Tuy nhiên, chưa có được thông tin chính xác về việc tế bào sắc tố này bị chết hoặc ngừng sản xuất do đâu.

Một số yếu tố nguy cơ đã được giả định để giải thích cho nguyên nhân gây bệnh bạch biến. Cụ thể như sau:

  • Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch rối loạn có thể phát triển các kháng thể phá hủy tế bào hắc tố (tế bào sản xuất sắc tố da), gây nên bệnh bạch biến. Khoảng 20 – 30% người bệnh có kháng thể tự chống lại tế bào ở tuyến giáp, tuyến thượng thận, sinh dục và gan tụy. Chính vì thế, một số bệnh nhân kèm theo bệnh lý liên quan đến các cơ quan trên.
  • Di truyền: Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến. Khoảng 30% các trường hợp bị bệnh xảy ra trong gia đình.
  • Một số yếu tố khiếm khuyết trong tế bào hắc tố melanin có thể khiến chúng tự hủy hoại và chết đi để bảo vệ các tế bào khác.
  • Các nguyên nhân khác: Một số trường hợp mắc bệnh xảy ra sau khi bị tổn thương trực tiếp tới da (cháy nắng), căng thẳng (sinh con) hay tiếp xúc với hóa chất. 

Làm thế nào để xác định bệnh bạch biến? 

Để có thể xác định được bệnh bạch biến, các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và thực hiện một số phương pháp chẩn đoán để khẳng định thêm. Cụ thể như sau:

Triệu chứng lâm sàng thể hiện ngoài da

Bệnh bạch biến đặc trưng bởi vùng mất sắc tố xen kẽ, ranh giới rõ rệt và có tính đối xứng. Đặc điểm của vùng da bị bệnh như sau:

  • Da bị mất màu loang lổ, xuất hiện trên bàn tay, mặt và các vùng xung quanh trên cơ thể.
  • Da bình thường, không teo, không đóng vảy, không ngứa và lông tại vùng da bị bệnh cũng có màu trắng.
  • Tóc, lông mày, lông mi bị bạc sớm.
  • Mất màu ở mô lót bên trong miệng và mũi.

Thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài các triệu chứng, biểu hiện trên, bác sĩ có thể thực hiện thêm các biện pháp chẩn đoán y khoa để khẳng định có phải bạn bị bạch biến hay không. Những phương pháp chẩn đoán thường được dùng là phương pháp đèn Wood. Phương pháp này sử dụng đèn để chiếu tia UV lên da nhằm xác định xem có bị bệnh không. Khi ở trong phòng tối và đèn cách xa bệnh nhân 10 – 13cm, sẽ giúp nhìn rõ mảng bạch biến khác với tình trạng da khác. 

Ngoài ra, có thể thực hiện xét nghiệm liên quan để chẩn đoán chính xác như lấy sinh thiết da khu vực bị tổn thương. Xét nghiệm lấy máu cũng có thể được sử dụng để xác định xem các nguyên nhân tự miễn có phải do thiếu máu hay tiểu đường không.

su-dung-den-wood-de-cai-thien-benh-bach-bien.webp

Sử dụng đèn Wood để cải thiện bệnh bạch biến

Cách điều trị bệnh bạch biến hiện nay

Hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh bạch biến. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện tại sẽ dựa vào mục tiêu tạo được sắc độ đồng đều nhất cho da. Dựa vào mục tiêu đó, một số phương pháp điều trị bệnh bạch biến sau đang được áp dụng.

Sử dụng thuốc hỗ trợ tái tạo sắc tố 

Người bệnh có thể được chỉ định hoặc sử dụng một số loại thuốc sau đây để giúp hỗ trợ tái tạo sắc tố da. Bao gồm:

  • Corticosteroid kiểm soát tình trạng viêm da: Có thể sử dụng ở dạng kem bôi lên vùng da hoặc dạng thuốc uống. Tuy nhiên, sử dụng Corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như mỏng da, xuất hiện vệt hoặc đường trên da. 
  • Thuốc mỡ ức chế calcineurin: Ví dụ như tacrolimus hoặc pimecrolimus. Loại thuốc  này sẽ tác động vào hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể hiệu quả đối với những người có vùng da giảm sắc tố nhỏ, đặc biệt là trên mặt và cổ.
  • Thuốc bôi meladinine, thuốc uống meladinin. 
  • Ngoài ra, viên uống chống nắng, bổ sung thêm vitamin D cũng được sử dụng cho người bệnh bạch biến để bảo vệ làn da của cơ thể dưới ánh nắng mặt trời. 

Liệu pháp ngụy trang

Với liệu pháp này, người bệnh có thể được hướng dẫn một trong những phương pháp sau để “ngụy trang” cho các mảng da bạch biến:

  • Trang điểm cho vùng da bị bạch biến để giúp các mảng da được đều màu và tự nhiên hơn. 
  • Sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc trong trường hợp tóc cũng bị tác động do bệnh bạch biến.
  • Sử dụng thêm kem chống nắng có SPF từ 30 để giúp cơ thể được bảo vệ dưới tia cực tím (UVA và UVB). Điều này cũng sẽ giúp da hạn chế bị rám nắng, giảm được sự tương phản giữa các màu da với nhau. 

nguoi-bi-bach-bien-nen-boi-kem-chong-nang.webp

Người bị bạch biến nên bôi kem chống nắng

Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng chủ yếu sẽ sử dụng một số loại tia sáng để làm chậm quá trình phát triển của các mảng da bạch biến. Ví dụ như:

  • Sử dụng các tia cực tím B ở dải hẹp (NB-UVB), điều trị từ 2 - 3 lần/tuần và quá trình có thể kéo dài vài tháng.
  • Sử dụng Laser Excimer: Ánh sáng có bước sóng tia cực tím tương tự với NB-UVB. Phù hợp cho người bệnh có thể bạch biến lan rộng hoặc phạm vi bị bạch biến lớn.
  • Kết hợp cùng thuốc uống psoralen và PUVA. Phù hợp với người có bạch biến ở những vùng da như cổ, đầu, thân cánh tay phía trên, chân.

Phẫu thuật ghép da hoặc cấy ghép tế bào

Khi các phương pháp điều trị trên không đáp ứng, người bệnh bạch biến có thể được đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi tình trạng bạch biến không chuyển biến xấu trong vòng 12 tháng qua và không có nguyên nhân từ ánh sáng mặt trời. Những phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng bao gồm:

  • Cấy ghép da: Thực hiện lấy một mảng da có tế bào khỏe mạnh ở khu vực khác và chuyển đến khu vực bị bạch biến.
  • Cấy ghép tế bào sắc tố: Lấy một lượng hắc sắc tố nhất định và phát triển trong phòng thí nghiệm, sau đó cho cấy vào vùng da bị dát.
  • Vi sắc tố: Thực hiện xăm sắc tố cho da.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bạch biến

Hiện nay, nhiều người bệnh chọn những loại thảo dược an toàn, lành tính và đã có chứng minh về hiệu quả khi dùng. Những loại thảo dược đã được chứng minh về sự an toàn, hiệu quả có thể kể đến như: Sói rừng, Nhũ hương, Hoàng bá, Thổ phục linh. Đây là những thảo dược  có công dụng tốt trong việc giúp tăng cường được năng lượng tế bào, phục hồi, điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện bệnh bạch biến. Đặc biệt, tại Đại Học Thẩm Dương (Trung Quốc) đã nghiên cứu cho thấy, sói rừng có tác dụng điều hòa, cân bằng miễn dịch. Không chỉ vậy, khi dùng sói rừng thì khối lượng cơ quan miễn dịch tăng lên, dẫn đến các tế bào miễn dịch tốt được tăng lên làm ức chế những phản ứng miễn dịch có hại, tăng cường những phản ứng có lợi.

cay-soi-rung-co-cong-dung-ho-tro-giam-cac-trieu-chung-cua-benh-bach-bien.webp

Cây sói rừng có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh bạch biến

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh bạch biến

Cách phòng ngừa bệnh bạch biến 

Một trong những cách phòng ngừa bạch biến nghiêm trọng hơn là chế độ ăn uống hợp lý và những thói quen tốt cho người bệnh. Cụ thể như sau:

Duy trì thói quen tốt cho bệnh

Trạng thái tinh thần có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh bạch biến. Vì vậy, lạc quan và suy nghĩ tích cực là cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể người mắc nên có chế độ tập luyện hợp lý, kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,... Bên cạnh đó, tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng là cách để thư giãn. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh bạch biến nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học để các mảng dát không phát triển thêm. Ví dụ như:

  • Nên ăn:

Ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, magie, vitamin,… có tác dụng tốt với người bệnh. Thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, axit folic: Đây là những dưỡng chất tốt cho việc điều trị bệnh, ức chế sự đột biến của rối loạn sắc tố da, làm chậm quá trình phát triển bệnh.

  • Nên hạn chế: 

Trái cây chứa phenol hoặc phenolic, tanin: Một số loại trái cây như xoài, ớt đỏ, anh đào, nam việt quất, dâu đen,… có chứa hàm lượng lớn phenol hoặc polyphenolic đóng vai trò trong cơ chế sinh học của bệnh bạch biến. Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, khiến tổn thương lâu lành. Vì vậy, người bệnh nên kiêng đồ ăn chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ,...

Thực phẩm chứa gluten không tốt cho người mắc bệnh bạch biến. Chúng làm tăng lượng đường trong máu, xúc tác đến virus, vi khuẩn, làm bệnh trầm trọng hơn.

nguoi-bi-benh-bach-bien-nen-kieng-thuc-pham-chua-gluten.webp

Người bị bệnh bạch biến nên kiêng thực phẩm chứa gluten

Những câu hỏi thường gặp về bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến còn khá mới lạ với nhiều người, dưới đây là một số giải đáp chi tiết:

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không?

Bệnh bạch biến tuy không nguy hiểm ngay nhưng nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý, cuộc sống của người mắc. Cụ thể như sau:

  • Làn da dễ bị tổn thương: Da dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Gây ra các vấn đề về mắt: Bệnh có thể liên quan đến các vấn đề về mắt (viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, giảm thị lực).
  • Người mắc xấu hổ, tự ti, trầm cảm: Bệnh tạo nên những vùng da màu khác nhau, khiến người mắc xấu hổ, tự ti, ngại tiếp xúc với những người xung quanh, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm. 

Bệnh bạch biến có lây không?

Bạch biến gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên cơ thể nhưng không có khả năng lây truyền qua những tiếp xúc thông thường, đặc biệt bệnh không lây từ mẹ sang con. Chính vì vậy, người bệnh không cần lo lắng sẽ lây bệnh cho người khác thông qua việc bắt tay, ôm, ăn uống chung,…

Bệnh bạch biến có chữa được không?

Bệnh bạch biến mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát hiệu quả bằng một số biện pháp điều trị (ngoại khoa, nội khoa, lối sống hợp lý). 

Trên đây là thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách cải thiện bệnh bạch biến. Bạch biến tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm sinh lý của người bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị bệnh bạch biến, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được hỗ trợ tốt nhất.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vitiligo/symptoms-causes/syc-20355912

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vitiligo/diagnosis-treatment/drc-20355916

https://www.nhs.uk/conditions/vitiligo/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19382462/

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận