Khi amidan không còn đảm bảo vai trò là hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể mà là ổ viêm chứa đầy vi khuẩn, virus gây bệnh thì phẫu thuật được coi là một hướng điều trị cần được xem xét. Tuy nhiên, ngay cả khi có chỉ định cắt amidan, nhiều người vẫn ngần ngại cắt amidan vì lo lắng: Amidan cắt rồi có mọc lại không, có hết viêm họng không? Để được giải đáp, mời bạn đọc ngay bài viết này!

Amidan là gì? Khi nào nên cắt amidan?

Amidan là cấu trúc dạng thịt, nằm ở 2 bên phía sau vòm họng, đóng vai trò như tấm lá chắn giúp bảo vệ họng và mũi khỏi vi khuẩn có hại. Đôi khi, amidan cũng sẽ bị sưng, viêm, gây đau rát cổ họng rất khó chịu. Khi bị viêm amidan, nếu nhẹ có thể dùng thuốc uống, nhưng trường hợp bệnh quá nặng thì sẽ phải áp dụng phương pháp cắt bỏ khối amidan. Cắt amidan là một dạng tiểu phẫu không quá phức tạp, giúp cắt bỏ hoàn toàn khối amidan khỏi cổ họng. Không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan. Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên cắt amidan trong những trường hợp dưới đây:

Khi nào nên cắt amidan?

Khi nào nên cắt amidan?

- Khi điều trị viêm amidan bằng thuốc không hiệu quả: Nếu bạn bị amidan và đã áp dụng đúng phác đồ điều trị nhưng mãi không khỏi thì nên tiến hành phẫu thuật.

- Amidan bị phì đại: Amidan phì đại có thể gây tắc nghẽn đường thở. Đặc biệt, hiện tượng này sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó, trong trường hợp này, bạn sẽ được khuyên nên cắt bỏ amidan.

- Amidan tái phát nhiều lần: Trường hợp amidan cấp tính tái phát 6 - 7 lần/năm thì tốt nhất nên cắt amidan để chấm dứt hiện tượng này.

- Amidan nhiều mủ và có chứa vi khuẩn liên cầu nhóm A: Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cũng nên phẫu thuật cắt amidan vì nếu để lâu có thể sẽ gây biến chứng bệnh khớp, tim, viêm cầu thận,… rất nguy hiểm.

Amidan cắt rồi có mọc lại không?

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Amidan cắt rồi có mọc lại không? Đối với những bệnh nhân trưởng thành đã cắt amidan thì nó sẽ không mọc lại nữa, chức năng bảo vệ của amidan cũng không còn. Mặc dù vậy, người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu viêm họng, giống như triệu chứng viêm amidan trước kia. Chính điều này khiến nhiều người sợ hãi, có cảm giác như amidan mọc lại gây bệnh. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng một phần amidan bị sót lại do không cắt hết khiến chúng tiếp tục phát triển và gây những vấn đề nghiêm trọng không kém so với thời điểm trước phẫu thuật.

Amidan cắt rồi có mọc lại không?

Amidan cắt rồi có mọc lại không?

Chính vì lý do trên mà bạn cần chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật, đảm bảo loại bỏ triệt để ổ viêm nhiễm. Sau phẫu thuật, bạn nên tái khám theo chỉ định để có hướng xử lý những phát sinh (nếu có). Vấn đề bị đau rát cổ họng sau phẫu thuật cắt amidan khiến nhiều người lầm tưởng amidan mọc lại. Chúng ta nên hiểu rằng, dù đa phần viêm amidan đi liền với viêm họng nhưng điều đó không đồng nghĩa với viêm họng chỉ có nguyên nhân từ tình trạng viêm ở amidan. Do vậy, khâu phòng ngừa, điều trị các căn nguyên gây bệnh vẫn là điều cần thiết.

Phương pháp cắt amidan an toàn, hiệu quả

Nói đến phẫu thuật cắt amidan, không ít người tỏ ra lo lắng vì sợ đau, chảy máu, biến chứng sau mổ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng bởi thực tế, với phương pháp cắt amidan bằng công nghệ hiện đại thì mọi vấn đề trên đều được giải quyết. Tính năng vượt trội này có được là do dao cắt amidan sử dụng sóng năng lượng từ tần số radio, phá hủy mô bệnh với nhiệt lượng phù hợp, đảm bảo không gây tổn thương các mô lành. Bên cạnh đó, dao cắt còn có khả năng đốt và cầm máu đồng thời trong khi mổ, đảm bảo giúp người bệnh gần như không chảy máu. 

Những lưu ý sau khi cắt amidan

Thông thường, sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần theo dõi một số vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt trong cuộc sống. Cụ thể như sau:

- Theo dõi tình trạng chảy máu: Theo dõi tình trạng chảy máu khi nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, xoay mặt về một bên và không gối đầu, không khạc, không nuốt nước bọt. Bệnh nhân đùn, lùa nước bọt ra ngoài vào giấy thấm đặt dưới khóe miệng. Nếu nước bọt có máu đỏ tươi thì tình trạng chảy máu vẫn còn, phải tiếp tục theo dõi. Khi phát hiện tình trạng chảy máu sau khi cắt amidan, bạn cần báo cho các bác sĩ và theo dõi liên tục trong vòng 12 ngày, đặc biệt là ngày 1 và ngày 7 sau khi cắt (đây là giai đoạn bắt đầu bong tróc giả mạc phủ hố amidan).

Chế độ dinh dưỡng sau khi cắt amidan

Chế độ dinh dưỡng sau khi cắt amidan

- Chú ý chế độ dinh dưỡng: Trong vòng 10 ngày sau khi cắt amidan, bạn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng bao gồm:

+ Sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng, nguội.

+ Tránh các loại thức ăn cay, cứng, nóng, chua, đồ uống có màu nâu đỏ.

- Chế độ sinh hoạt:

+ Nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, đủ ánh sáng.

+ Tránh nói to, hạn chế nói chuyện nhiều.

+ Khoảng 10 ngày sau khi cắt amidan, không nên di chuyển xa, không đi máy bay.

+ Vệ sinh với nước ấm thường xuyên.

+ Sử dụng thuốc uống theo toa và tái khám đúng hẹn.

Hố mổ amidan thông thường sẽ lành sau khoảng thời gian 14 ngày.

Phòng ngừa viêm amidan bằng thảo dược

Viêm amidan bản chất vốn "hiền lành" nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị là việc làm cần thiết, tránh những biến chứng không đáng có. Hiện nay, giới chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa viêm đau họng sau khi cắt amidan. Tiêu biểu là sản phẩm với thành phần chính chiết xuất từ cây rẻ quạt, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, đau họng, khản tiếng, mất tiếng. Sản phẩm hỗ trợ làm tăng sức đề kháng, từ đó ngăn ngừa sự tái phát của các bệnh lý viêm họng, viêm amidan hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ.

Trên đây là những kiến thức xoay quanh câu hỏi: Amidan cắt rồi có mọc lại không? Đối với người bị viêm amidan, sử dụng sản phẩm từ rẻ quạt được xem là biện pháp lâu dài an toàn mà rất hiệu quả, bạn nên sử dụng ngay từ hôm nay nhé!

Dược sĩ Ngọc Hà

BOX-SP-TKT.webp

Bình luận

  •  Việt
    Việt - Gửi lúc 06:38 15/05/2023
    Gọi lại tư vấn giúp tôi nhé. Tôi cảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.
      Bạn chú ý nghe điện thoại chúng tôi hỗ trợ bạn nhé.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!