Tìm hiểu về bệnh Zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh hay còn gọi là giời leo, một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster, đây cũng là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi bị bệnh thủy đậu đã khỏi, virus này vẫn tồn tại ở trạng thái không hoạt động trong tế bào và hạch thần kinh. 

Sau nhiều năm cư trú, virus có thể tái hoạt động dưới dạng bệnh zona khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy giảm, sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, lão hóa,… Theo thống kê, bệnh zona thần kinh ảnh hưởng đến 1/3 người Mỹ và khoảng hơn 1 triệu trường hợp bị zona được chẩn đoán hàng năm.

Vậy bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

Zona thần kinh không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng của bệnh zona ví dụ như:

  • Đau hoặc phát ban ở mắt: Khi có dấu hiệu này, người bệnh cần được điều trị ngay lập tức để tránh tổn thương mắt vĩnh viễn.
  • Mất khả năng nghe hoặc đau dữ dội ở một bên tai, chóng mặt hoặc mất vị giác ở lưỡi.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Người bệnh có thể mắc nếu da trở nên đỏ, sưng, nóng khi chạm vào.
  • Viêm não hoặc liệt mặt nếu bệnh ảnh hưởng đến một số dây thần kinh.
  • Viêm phổi.

phat-ban-o-mat-do-zona-than-kinh-co-the-gay-ton-thuong-mat-vinh-vien.webp

Phát ban ở mắt do zona thần kinh có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn

Zona thần kinh có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng zona thần kinh hay gặp là đau và rát. Các cơn đau thường ở một bên cơ thể, xuất hiện thành những mảng nhỏ và phát ban trên da. Đặc điểm của da phát ban khi bị zona là:

  • Xuất hiện các mảng phát ban đỏ.
  • Mụn nước mọc ở đầu, chất lỏng dễ vỡ và đóng vảy.
  • Mọc quanh từ cột sống đến thân, có thể có trên mặt và tai.
  • Ngứa tại nơi da phát ban.

Ngoài những triệu chứng đau và phát ban, người bệnh có thể mắc một số triệu chứng khác. Ví dụ như:

  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Bệnh zona thần kinh có thể bị trên mặt, mắt, lưng của bạn. Thông thường, người mắc zona thần kinh sẽ xuất hiện triệu chứng đầu tiên là những cơn đau. Đối với một số người sẽ đau dữ dội. Tuy nhiên, một số vị trí cơn đau có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của các vấn đề liên quan đến tim, phổi hoặc thận do không có dấu hiệu phát ban. 

mun-nuoc-phat-ban-do-khi-bi-zona-than-kinh.webp

Mụn nước, phát ban đỏ khi bị zona thần kinh

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ người nào đã từng mắc thủy đậu do cùng một loại virus gây ra. Các yếu tố nguy cơ sẽ giúp virus tái hoạt động để gây ra bệnh zona thần kinh.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Người 60 tuổi trở lên.
  • Người đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV, AIDS hay ung thư.
  • Người đang được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.
  • Người đang dùng thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch, ví dụ như thuốc steroid lâu dài hoặc thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng.
  • Người có chấn thương thể chất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bị zona thần kinh theo một số cơ chế khác mà không có những yếu tố nguy cơ trên.

Zona thần kinh có lây không?

Người khi bị zona thần kinh không thể lây bệnh cho người có miễn dịch phòng ngừa, chẳng hạn như từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm vắc xin phòng ngừa chủng thủy đậu. Tuy nhiên, người bệnh có thể truyền virus Varicella-zoster cho bất kỳ ai không có miễn dịch với bệnh thủy đậu. 

Zona thần kinh không lây qua đường hô hấp (ho hoặc hắt hơi) mà bệnh sẽ lây khi tiếp xúc trực tiếp với vết lở loét của mụn nước do zona thần kinh gây ra. Người bị lây virus Varicella-zoster sẽ phát bệnh thủy đậu, không phải bệnh zona thần kinh. 

Bên cạnh đó, zona thần kinh chỉ bị lây khi mụn nước mới xuất hiện đến khi chúng khô lại và đóng vảy, vì đây là thời điểm virus hoạt động và phát triển. Do đó, không thể lây truyền virus trước khi mụn nước phát triển hoặc sau khi mụn nước đóng vảy. Với người không có mụn nước khi bị zona thần kinh thì sẽ không lây bệnh cho người khác.

>>> XEM THÊM: Zona thần kinh có lây không? Cách chải thiện bệnh hiệu quả là gì?

zona-than-kinh-chi-lay-lan-khi-mun-nuoc-moi-xuat-hien.webp

Zona thần kinh chỉ lây lan khi mụn nước mới xuất hiện

Điều trị zona thần kinh cần làm gì?

Hiện tại, chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh zona thần kinh. Các cách điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào kiểm soát các triệu chứng khó chịu của zona thần kinh.

Điều trị zona thần kinh tại nhà

Điều trị zona tại nhà có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên khắc phục bệnh zona thần kinh tại nhà, bao gồm:

Tắm nước mát

Làm sạch mụn nước và dịu làn da giúp giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng. Tính mát của nước có thể làm dịu cơn đau và ngứa do mụn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột yến mạch dạng keo hoặc bột ngô ngâm vào nước ấm để ngâm mình trong khoảng 15 đến 20 phút. Tuyệt đối không tắm với nước nóng vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Chườm lạnh

Để giảm đau và ngứa do phát ban zona thần kinh gây ra, bạn có thể chườm bằng một miếng gạc ẩm, mát và thực hiện nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhúng một miếng vải vào nước mát, vắt bớt nước rồi đắp miếng vải lên vùng phát ban và mụn nước.

Sử dụng baking soda và bột ngô 

Tạo hỗn hợp sền sệt với bột ngô hoặc baking soda và nước có thể giảm ngứa một cách tự nhiên do phát ban. Bạn có thể tạo hỗn hợp này bằng cách ngâm hai phần bột ngô hoặc baking soda vào cốc nước vừa đủ. Bôi hỗn hợp lên vùng da bị mẩn ngứa, rửa sạch sau 10 đến 15 phút và có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

Sử dụng tinh dầu

Một số loại tinh dầu có đặc tính chống viêm có thể giúp làm giảm ngứa và đau khi mắc zona thần kinh. Những loại tinh dầu này bao gồm: Dầu dừa, dầu hoa cúc, dầu khuynh diệp, dầu cây trà,... Bạn nên dùng bông để thoa ít tinh dầu lên khu vực bị ngứa và đau, rửa sạch sau 20 đến 30 phút và có thể lặp lại 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Kem làm dịu và kháng khuẩn 

Bạn nên sử dụng các loại kem gel bôi ngoài da có thành phần chính là nano bạc, kết hợp cùng một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan, kẽm salicylate... giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giúp quá trình điều trị bệnh zona được rút ngắn. Nano bạc được nghiên cứu từ rất lâu đời với khả năng tiêu diệt hầu hết virus, vi khuẩn gây bệnh chỉ với 1 lượng nhỏ cỡ 1 mg/L. 

Tuyệt đối không sử dụng kem kháng sinh, điều này làm chậm quá trình lành vết thương do zona thần kinh gây ra. Ngoài ra, một số trường hợp gây triệu chứng đau do zona thần kinh có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol.

nano-bac-la-mot-trong-nhung-chat-co-hieu-qua-khang-khuan-tot.webp

Nano bạc là một trong những chất có hiệu quả kháng khuẩn tốt

Khi nào cần điều trị với bác sĩ

Điều trị với thuốc hiệu quả nhất trong 3 ngày đầu kể từ khi phát ban do zona thần kinh. Do đó, bạn nên được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh zona thần kinh. Đặc biệt đối với những người trên 60 tuổi và có hệ thống miễn dịch suy giảm, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng. 

Nếu có dấu hiệu phát ban lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc xuất hiện các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt cao, bạn nên đến bệnh viện ngay. Ngoài ra, những trường hợp phát ban gần mắt nên đi khám ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Tình trạng này có thể gây sẹo, mất thị lực và tổn thương mắt vĩnh viễn nếu không được điều trị.

Có cách nào phòng ngừa zona thần kinh hay không?

Bạn có thể bị zona thần kinh nhiều hơn một lần nếu không biết cách phòng tránh. Virus gây zona thần kinh có thể lây cho người chưa mắc bệnh thủy đậu bao giờ qua các nốt mụn nước. Do vậy, người bị bệnh zona phải che những nốt mụn nước chưa đóng vảy để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa virus

Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu cũng là một cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, tiêm vắc xin không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh thủy đậu, nhưng nó ngăn ngừa được bệnh này ở 90% người đã tiêm. Tiêm vắc xin có thể giúp ngăn chặn phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các biến chứng do bệnh zona.

>>> XEM THÊM: Tiêm vắc - xin phòng thủy đậu, giảm nguy cơ mắc zona 

tiem-vacxin-phong-ngua-chung-thuy-dau-va-zona-than-kinh.webp

Tiêm vắc xin phòng ngừa chủng thủy đậu và zona thần kinh

Chăm sóc cho người bị zona thần kinh tại nhà

Chăm sóc người bệnh zona là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Người bệnh cần bổ sung chất dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt trong thời gian điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể tập thể dục dưỡng sinh nhẹ nhàng, hạn chế căng thẳng, stress và kết hợp với cách điều trị bệnh zona tại nhà để bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Cụ thể như sau:

Thực phẩm nên tránh cho người bị Zona

Để quá trình khỏi bệnh nhanh chóng, người bị zona thần kinh nên kiêng một số thực phẩm sau:

Thực phẩm chứa nhiều axit amin arginine: Sự phát triển của virus gây bệnh zona thần kinh có thể tăng lên nếu ăn nhiều thực phẩm giàu arginine. Do đó, người mắc zona thần kinh cần hạn chế ăn những loại thực phẩm này như: Chocolate, lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng,... 

Ngũ cốc tinh chế: Nhóm thực phẩm này có thể dẫn đến rối loạn điện giải và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, khiến vết thương do virus gây bệnh zona khó lành lại hơn.

Đồ uống có cồn, ga: Một số đồ uống như rượu, bia có thể làm suy giảm miễn dịch. Yếu tố này giúp virus gây bệnh zona thần kinh lây lan và phát triển nhanh hơn.

Đồ ăn nhanh: Các thực phẩm chế biến sẵn như đồ ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều giàu mỡ có chứa ít vitamin và khoáng chất nhưng lại giàu chất béo. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển mạnh và khiến bệnh trầm trọng, kéo dài hơn.

Thực phẩm nên bổ sung cho người zona 

Người mắc bệnh zona thần kinh nên bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Một số thực phẩm nên bổ sung cho cơ thể bao gồm:

  • Thực phẩm giàu lysine: Sữa và các chế phẩm từ sữa, cá, đậu, pho mát, thịt gà.
  • Thực phẩm giàu kẽm và vitamin C: Các loại rau quả màu xanh, cam, ớt, dâu tây, khoai tây, các loại ngũ cốc giàu kẽm, thịt đỏ và một số loại đậu...
  • Thực phẩm giàu vitamin B6, B12: Chuối, sữa và sữa chua, cá ngừ, ngũ cốc, khoai lang, sò, gan,...

>>> XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng tốt cho người mắc bệnh zona

nguoi-bi-zona-than-kinh-nen-bo-sung-nhieu-loai-thuc-pham-giau-kem-vitamin-c.webp

Người bị zona thần kinh nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu kẽm, vitamin C

Lưu ý trong sinh hoạt, lối sống hàng ngày:

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh sẽ cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Vẫn tắm rửa bình thường, tuy nhiên lưu ý luôn giữ cho vùng da bị zona khô ráo, sạch sẽ.
  • Tránh mặc quần áo bó sát, điều này sẽ khiến quần áo tiếp xúc vào các bọng nước, làm vỡ và khiến zona lây lan.
  • Tránh tuyệt đối tiếp xúc da - da với người đã hoặc đang bị thủy đậu, hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Không gãi, dùng tay tiếp xúc với mụn nước, vết thương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn hơn và để lại sẹo.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về zona thần kinh, cách chữa trị hiệu quả tại nhà. Bạn nên sử dụng sản phẩm kem gel có thành phần chính từ nano bạc để đẩy lùi bệnh zona hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh lý zona thần kinh, xin vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shingles/diagnosis-treatment/drc-20353060

https://www.cdc.gov/shingles/index.html

https://www.nhs.uk/conditions/shingles/

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/shingles/shingles-skin

https://www.healthline.com/health/shingles#and-pregnancy

Bình luận