5 Nguyên nhân gây cường giáp mà bạn không thể bỏ qua
Nguyên nhân cường giáp phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là dư thừa iod, viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, tác dụng phụ của thuốc,… Những yếu tố tác động này khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra các triệu chứng bất thường. Nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về 5 nguyên nhân gây ra cường giáp thường gặp.
5 nguyên nhân gây cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất hormone T3, T4. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: Dư thừa iod, viêm tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc,... Cụ thể:
Nguyên nhân cường giáp do dư thừa iod
Sự dư thừa iod được đánh giá là nguyên nhân gây cường giáp phổ biến nhất. Iod là nguyên liệu chính được sử dụng để tuyến giáp tổng hợp ra hormone T3, T4. Vì vậy, dư thừa hàm lượng chất này sẽ khiến tuyến giáp tăng sản sinh hormone, vượt quá ngưỡng cơ thể cần. Tình trạng này kéo dài dẫn tới sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, gây ra bệnh lý cường giáp.
Viêm tuyến giáp gây cường giáp
Viêm tuyến giáp có thể là nguyên nhân bệnh cường giáp, bao gồm một số dạng như viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp sau sinh, viêm tuyến giáp âm thầm,.... Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm, dẫn tới cấu trúc của các tế bào tuyến giáp bị phá hủy và từ đó làm rò rỉ ra hormone dự trữ ra bên ngoài.
- Viêm tuyến giáp bán cấp: Phổ biến ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, thường xảy ra sau một vài tuần nhiễm siêu vi, virus hoặc vi khuẩn,..
- Viêm tuyến giáp sau sinh: Bệnh chủ yếu khởi phát trong vòng 1 năm sau khi phụ nữ sinh con.
- Viêm tuyến giáp âm thầm: Đây là tình trạng bướu giáp phát triển âm thầm, không gây đau đớn chỉ được phát hiện khi tuyến giáp đã sưng to.
Viêm tuyến giáp có thể gây ra tình trạng hoạt động quá mức ở tuyến giáp, nếu kéo dài trên 3 tháng sẽ dẫn tới suy giáp.
Bệnh viêm tuyến giáp có thể gây ra hội chứng cường giáp
Nguyên nhân cường giáp do rối loạn hormone
Người mắc cường giáp do rối loạn hormone chủ yếu là nhóm phụ nữ sau sinh hoặc tiền mãn kinh, xảy ra khi lượng hormone trong máu quá cao hoặc quá thấp. Không chỉ kích thích quá trình hình thành nhân ở tuyến giáp, sự mất cân bằng này còn gây ra nhiều tác động xấu tới cơ thể. Đa số các trường hợp mắc cường giáp do rối loạn hormone thường tương đối lành tính.
Ung thư tuyến giáp gây tăng sản xuất hormone
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm nhưng tiến triển âm thầm, rất khó nhận biết. Khi khối u tuyến giáp ác tính tăng sản xuất hormone, người bệnh sẽ có triệu chứng cường giáp như: Nhịp tim nhanh, mệt mỏi, sợ nóng,... Ngoài ra, khi bị ung thư tuyến giáp người bệnh sẽ có một số triệu chứng khác như: Khàn tiếng, da vùng cổ thâm, khó thở, trên cổ nổi hạch bạch huyết cứng và rõ bờ,… Nếu không điều trị kịp thời, khối u ác tính có thể di căn tới những cơ quan trọng yếu, gây nguy hiểm tính mạng.
Basedow là một dạng tự miễn và có tính di truyền cao, chiếm hơn 70% số người mắc cường giáp. Cường giáp do bệnh Basedow chủ yếu khởi phát ở nhóm phụ nữ từ 20-50 tuổi. Bệnh gây ra một số biểu hiện như lồi mắt, nhiễm độc giáp, bướu lớn. Thông thường bệnh khởi phát do cơ thể sản xuất ra các kháng thể giống với hormone TSH (ở tuyến yên) kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.
Cường giáp nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Người bệnh có thể phát hiện cường giáp thông qua những dấu hiệu như sợ nóng, sốt nhẹ, toát mồ hôi, đánh trống ngực, run tay, sụt cân, lồi mắt… Tuy nhiên, ước tính có tới 60% người mắc bệnh cường giáp được phát hiện muộn, dẫn tới nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Lồi mắt ác tính, loãng xương, các cơn bão giáp hoặc đe dọa đến sức khỏe của thai nhi đối với phụ nữ mang thai. Trong nhiều trường hợp cường giáp do các tế bào ác tính gây ra, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ tử vong nếu không điều trị và phát hiện bệnh sớm.
Theo các chuyên gia, cường giáp hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng một trong 3 phương pháp là: Dùng thuốc, điều trị iod phóng xạ hoặc phẫu thuật:
- Điều trị bằng thuốc: Các sản phẩm này có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, ổn định chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp trong khoảng 18-24 tháng.
- Iod phóng xạ: Chất iod phóng xạ sau khi đi vào cơ thể sẽ giúp thu nhỏ kích thước bướu giáp, ổn định nồng độ hormone sau vài tuần điều trị.
- Phẫu thuật tuyến giáp: Các trường hợp cường giáp nặng sẽ buộc phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp.
Hiện nay, bên cạnh các biện pháp tây y, nhiều người đang có xu hướng sử dụng các thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị. Tiêu biểu trong số đó là vị thuốc quý hải tảo. Theo nghiên cứu của các chuyên gia năm 2012 tại Trung Quốc, hải tảo là một dược liệu có hiệu quả cao trong việc giảm các biểu hiện cường giáp. Với khả năng kháng viêm, tiêu u, điều hòa miễn dịch, khi kết hợp hải tảo với các thảo dược khác như lá neem, bán biên liên, khổ sâm nam,... thì hiệu quả điều trị cường giáp sẽ được tăng cường. Người bệnh cường giáp nên sử dụng các sản phẩm từ các thảo dược để hỗ trợ điều trị cường giáp, tránh các tác dụng phụ của thuốc tây y.
Thảo dược giúp cải thiện chứng cường giáp an toàn hiệu quả
Các nguyên nhân cường giáp có thể bắt nguồn từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Chính vì vậy, chủ động nhận diện và phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả, tránh được biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc về nguyên nhân gây cường giáp, bạn có thể để lại bình luận hoặc số điện thoại để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Bình luận