Trong rất nhiều loại thuốc hay gel bôi chữa nhiệt miệng thì sử dụng loại thuốc nào cho nhanh khỏi, không có tác dụng phụ là mong muốn của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là gì

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong khoang miệng. Tình trạng này gây nhiều đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Nhìn bên ngoài, nhiệt miệng là những đốm trắng nhỏ, hơi nổi lên trong niêm mạc miệng. Tuy nhiên sau đó vết loét có thể lan rộng tạo thành ổ kéo dài. Hầu hết mọi người bị nhiệt miệng với những vết loét nông, kích thước từ 1 - 2 mm thường tập trung ở vùng lợi, má trong hoặc lưỡi.

Nhiệt miệng gây đau đớn, xót rát khó chịu

Thông thường sau khoảng 5-7 ngày vết loét giảm viêm nhiễm và sưng đỏ, cũng có thể tự lành mà chưa cần can thiệp gì. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nhiệt miệng kéo dài và hình thành nhiều vết loét, người bệnh cần điều trị và giảm đau cũng như hồi phục vết loét miệng.

5 loại thuốc chữa nhiệt miệng

Có nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng hiện nay, tuy nhiên bổ biến nhất là 5 loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh chữa nhiệt miệng: thường được chỉ định trong trường hợp nhiệt miệng, loét miệng có bội nhiễm. Các vết nhiệt miệng xuất hiện nhiều, mức độ nặng thì sẽ được dùng các thuốc chữa nhiệt miệng bằng đường uống như sulfamethoxazole và trimethoprim hoặc spiramycin và metronidazol.

Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị nhiệt miệng trong trường hợp có bội nhiễm

  • Thuốc kháng nấm chữa nhiệt miệng: Những trường hợp bị nhiệt miệng kèm bội nhiễm nấm tại chỗ, thì cần uống thêm các thuốc kháng nấm. Các thuốc chữa nhiệt miệng kèm bội nhiễm nấm thường dùng là fluconazol, itraconazole hoặc nystatin. Kết hợp thuốc uống với các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
  • Thuốc kháng viêm chữa nhiệt miệng: Thuốc kháng viêm chữa nhiệt miệng thường dùng là corticosteroid, có thể dùng đường uống hoặc bôi giúp giảm nhanh biểu hiện viêm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có nhiều tác dụng phụ như: teo da, mỏng da, tăng kích ứng da, nuốt vào đường tiêu hóa dễ gây loét dạ dày….
  • Vitamin và khoáng chất chữa nhiệt miệng: Cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Bởi vậy, nên các vitamin và khoáng chất cũng được cho vào các nhóm thuốc chữa nhiệt miệng thường dùng. Bạn nên uống thêm các loại thuốc chứa vitamin C, vitamin nhóm B, viên sắt, kẽm và axit folic, hoặc viên vitamin tổng hợp giúp tăng cường sức đề kháng, chữa nhiệt miệng hiệu quả, nhanh chóng.
  • Thuốc bôi chữa nhiệt miệng: Sử dụng các loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng là phương pháp rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Các loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng hiện nay chủ yếu chứa thành phần kháng viêm như triamcinolone acetonide, clorua benzalkonium,... giúp giảm tình trạng sưng, đỏ, đau hiệu quả. Tuy nhiên, dùng kéo dài sẽ có nguy cơ gây teo niêm mạc, suy giảm miễn dịch,...

Gel bôi chứa nano bạc - Giải pháp giảm nhanh nhiệt miệng hiệu quả

Bên cạnh các loại thuốc uống, thuốc bôi có nguồn gốc tây y thì việc sử dụng gel bôi chứa thành phần chính nano bạc đang được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng và người mắc nhiệt miệng tin tưởng sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn khi dùng trong khoang miệng.

Sản phẩm chứa thành phần chính nano bạc kết hợp với các thảo dược như chiết xuất duối, neem, đinh hương và chitosan, kẽm salicylate. Trong đó:

  • Thành phần chính nano bạc được hàng nghìn nghiên cứu chứng minh có khả năng kháng khuẩn mạnh và chọn lọc, tác động không chỉ vi khuẩn mà cả virus, nấm, kí sinh trùng trong khoang miệng. Do đó mà tác động được vào nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiệt lưỡi, loét lưỡi.
  • Các thành phần duối, neem, đinh hương giúp giảm đau, gây tê, giảm viêm nên giảm nhanh tình trạng đau, xót, rát tại vùng lưỡi bị tổn thương
  • Thành phần chitosan, kẽm salicylate không chỉ góp phần hỗ trợ giảm viêm mà còn tạo lớp màng bao bọc vùng niêm mạc bị tổn thương, tăng miễn dịch tế bào niêm mạc miệng, từ đó giúp vết loét nhanh lành hơn.

Sử dụng gel bôi chứa thành phần chính nano bạc giúp giảm nhiệt miệng

Chính vì vậy, kiên trì bôi gel bôi chứa thành phần chính nano bạc từ 3-4 lần/ngày thì giảm đau, đỡ xót, sau khoảng vài ngày vết loét se dần rồi lành hẳn. Sản phẩm được ứng dụng công nghệ lượng tử trong bào chế nên giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất trong dược liệu, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn hay chất độc hại nên không chỉ tác dụng nhanh, hiệu quả mà còn an toàn khi bôi trong khoang miệng. 

Hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về lựa chọn sử dụng thuốc điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp, hãy bình luận bên dưới để các chuyên gia trả lời. 

Bình luận