Tìm hiểu về thâm mụn và những cách trị thâm mụn hiệu quả
Tìm hiểu về thâm mụn
Để có thể loại bỏ được những vết thâm mụn, bạn nên bắt đầu từ việc tìm hiểu về nguyên nhân gây ra chúng là gì. Ngoài ra bạn sẽ cần phải biết loại thâm mụn mà bạn đang gặp phải.
Thâm mụn là như thế nào?
Các vết thâm mụn được hình thành ở vùng da mụn bị tổn thương. Những vùng da này sẽ có màu sắc bị thay đổi tối màu hơn so với màu da bình thường. Vết thâm mụn thường được hình thành do quá trình trị mụn trước đó không đúng cách, khiến cho vùng da bị thâm mất khả năng tự phục hồi của mình.
Hai loại thâm mụn thường gặp sau điều trị mụn sai cách
Ở những vùng da có thâm mụn, bạn có thể cảm thấy da bị thô ráp, kém sức sống, gồ ghề và mất đi vẻ đẹp tự nhiên của mình. Thâm mụn thường gồm 2 loại phổ biến đó là:
- Thâm mụn đỏ: Thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương nhưng chưa được phục hồi hoàn toàn. Quá trình viêm vẫn đang tiếp diễn khiến cho các vết thâm mụn đỏ xuất hiện, chúng có thể kèm theo cảm giác đau.
- Thâm mụn đen: Đây là loại thâm do mụn khá phổ biến. Nó sẽ xuất hiện ngay cả sau khi quá trình viêm, tổn thương không còn. Tuy vậy, những vết thâm do mụn này không gây cảm giác đau.
Vì sao bạn bị thâm mụn?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc hình thành vết thâm sau khi trị mụn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể gặp phải:
Sự thay đổi sắc tố da: Melanin là hắc sắc tố giúp tạo ra màu sắc trên da của bạn. Khi tế bào da có quá nhiều melanin sau khi trị mụn, nó có thể để lại các vết thâm. Điều này đôi khi được gọi là chứng tăng sắc tố da sau viêm.
Không trị mụn đúng cách: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc xuất hiện các vết thâm mụn. Ví dụ như thói quen tự nặn mụn, không vệ sinh sạch sẽ cho làn da, sử dụng các sản phẩm trị mụn không phù hợp,… Những điều này sẽ khiến để lại các tổn thương cho da, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Nếu để kéo dài, sức sống của da bị suy yếu, dẫn đến xuất hiện các vết thâm mụn.
Không bảo vệ da: Tia UV từ mặt trời, ánh sáng xanh (thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…) có thể khiến cho hắc tố da xuất hiện. Từ đó làm tăng khả năng bị thâm mụn.
Nặn mụn bằng tay là một thói quen có thể gây ra thâm mụn
Cách trị thâm mụn tại nhà
Những cách trị thâm mụn tại nhà sau đây được tổng hợp từ kinh nghiệm của những người đã bị tình trạng này trước đó. Bạn có thể tham khảo thêm để giúp khắc phục tình trạng mụn thâm tốt hơn.
Cách trị thâm mụn bằng nghệ
Từ lâu, nghệ đã được xem là một trong những nguyên liệu giúp trị thâm mụn được nhiều người lựa chọn. Trong nghệ có chứa thành phần curcumin, là một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm thâm mụn và nám da,…
Để trị thâm do mụn gây ra bằng nghệ, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
Cách 1 – dùng nghệ, mật ong: Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong (nguyên chất). Trộn đều bột nghệ với mật ong đến khi hỗn hợp đặc mịn hơn. Thoa trực tiếp lên vùng da bị thâm, để nguyên trong 15 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/tuần đến khi tình trạng thâm mụn thuyên giảm.
Cách 2 – nghệ, sữa chua: Chuẩn bị 1 thìa sữa chua không đường, 1 thìa bột nghệ. Trộn đều hỗn hợp và thực hiện tương tự với cách dùng nghệ và mật ong.
Cách 3 – nghệ tươi, nước vo gạo: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, nước vo gạo. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, giã/xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt nghệ. Sau đó hòa cùng nước vo gạo, thoa đều lên vùng da bị thâm mụn, massage nhẹ nhàng 15 – 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần đến khi thâm mụn thuyên giảm.
Lưu ý khi trị thâm mụn bằng nghệ:
- Không sử dụng cho vùng da có vết thương hở.
- Chỉ nên áp dụng phương pháp này trong thời gian 3 tuần liên tiếp, mỗi tuần từ 2 – 3 lần, không nên sử dụng tần suất nhiều hơn bởi có thể làm kích ứng da.
- Lưu ý sơ chế nghệ sạch sẽ để không bị dính bùn đất, bụi bẩn cho vùng da bị tổn thương.
- Khi sử dụng nghệ trị thâm nên kết hợp kem chống nắng, bởi da có thể bị nhạy cảm và dễ bắt nắng hơn.
Curcumin có trong nghệ sẽ hỗ trợ giúp giảm thâm mụn, nám da
Trị thâm mụn bằng chanh
Trong chanh có chứa vitamin P. phytoncides, vitamin C, axit ascorbic,… Đây đều là những thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm cũng như hỗ trợ loại bỏ các nguyên nhân gây thâm mụn hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng những cách sau đây để trị thâm mụn bằng chanh:
Cách 1 – nước cốt chanh: Dùng 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt. Rửa sạch mặt, nên xông hơi để giúp lỗ chân lông được giãn nở. Dùng nước cốt chanh thoa nhẹ lên vùng da bị thâm. Để nguyên trong vòng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Dùng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
Cách 2 – chanh, sữa chua: Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, 1 hộp sữa chua. Cách làm tương tự với cách 1. Tuy nhiên bạn thay thế bằng hỗn hợp giữa nước cốt chanh tươi và sữa chua sau khi được khuấy đều.
Cách 3 – mặt nạ vỏ chanh: Chuẩn bị vỏ chanh tươi (1 quả). Đem phơi nắng, đến khi vỏ chanh khô thì mang ra xay nhuyễn với nước. Vệ sinh da sạch sẽ, đắp hỗn hợp vừa thu được lên vùng da bị thâm mụn. Giữ nguyên trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước. Áp dụng 2 lần/tuần.
Trong chanh có nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, giảm thâm mụn
XEM THÊM: Mặt nạ trị mụn bằng mướp đắng: Hiệu quả mà tiết kiệm!
Cách giảm thâm mụn với mật ong
Trong mật ong có chứa thành phần hydrogen peroxide có thể hỗ trợ tái tạo da, loại bỏ các hắc sắc tố ở vùng bị thâm mụn. Mật ong cũng được ví như một “kháng sinh” tự nhiên giúp diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả. Cách sử dụng mật ong trị thâm do mụn như sau:
Cách 1 – mật ong nguyên chất: Sử dụng 2 thìa mật ong nguyên chất, làm ấm bằng cách thủy với nước sôi. Rửa và lau khô mặt sạch sẽ, sử dụng mật ong vừa làm ấm đắp lên vùng da bị thâm mụn. Để nguyên trong 15 phút và rửa lại với nước. Dùng 2 – 3 lần/tuần.
Cách 2 – mật ong với cà chua: Chuẩn bị 2 quả cà chua, 1 thìa mật ong nguyên chất. Cà chua rửa sạch, xay lấy nước ép, sao đó trộn cà chua với mật ong theo tỷ lệ tương ứng 5:1. Đắp lên da mặt khoảng 10 phút và rửa lại với nước ấm.
Cách 3 – mật ong với chanh: Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất, 1/2 thìa nước cốt chanh. Trộn các nguyên liệu với nhau và thoa lên vùng da bị thâm mụn. Thực hiện massage đến khi hỗn hợp khô lại và rửa với nước sạch.
Sử dụng hỗn hợp mật ong, chanh có thể giúp giảm thâm mụn, tái tạo da
Giảm thâm do mụn bằng vitamin C, vitamin E
Vitamin C được biết đến là một chất chống lão hóa được sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người còn sử dụng vitamin C để giảm các vết thâm mụn. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có thể giúp bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cách trị thâm mụn bằng vitamin C như sau:
- Sử dụng 1 viên vitamin C 250 mg (có thể mua ở hiệu thuốc), trộn chung với 1 thìa hạnh nhân (hoặc có thể thay bằng dầu jojoba, argan hoặc castor tùy thích).
- Sử dụng tăm bông để chấm hỗn hợp vừa thực hiện lên vùng da bị thâm mụn.
- Để nguyên trong vòng 15 – 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
Vitamin E cũng là một thành phần quan trọng đối với làn da. Loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương, kích thích sản sinh, tái tạo tế bào mới và cải thiện sắc tố ở những vùng da bị thâm mụn hiệu quả.
Cách trị thâm mụn bằng vitamin E như sau:
- Chuẩn bị 1 viên nang vitamin E.
- Sử dụng dụng cụ (kim, dao) đã được sát trùng, chọc lấy phần dung dịch bên trong của viên nang.
- Thoa phần dung dịch vừa thu được trực tiếp lên vùng da có vết thâm. Lưu ý nên sử dụng tăm bông hoặc vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng.
- Massage nhẹ nhàng để giúp vitamin E được thẩm thấu tốt hơn. Để qua đêm và không dùng bước dưỡng ngay sau khi dùng vitamin E. Rửa sạch vào sáng hôm sau.
Vitamin C, vitamin E là những chất giúp chống oxy hóa, giảm thâm lành tính
Các loại kem trị thâm mụn
Bên cạnh các biện pháp thiên nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem trị thâm mụn hiện có trên thị trường. Ngoài ra, nếu những biện pháp này không đem lại được hiệu quả như mong đợi, hãy liên hệ với bác sĩ, chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ thêm.
Top 5 loại kem trị thâm mụn hiệu quả
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều loại kem được sử dụng để chăm sóc và điều trị các vết thâm mụn. Dưới đây là một số loại kem đang được lựa chọn bởi tác dụng hiệu quả mà nó mang lại:
Kem trị mụn thảo dược Azacné
Với thành phần từ thiên nhiên bao gồm dịch chiết từ neem (xoan Ấn độ), dầu dừa, sáp ong trắng, ba chạc, sài đất,… Kem trị mụn thảo dược Azacné là một giải pháp hữu hiệu cho những bạn đang bị thâm mụn, nám, sẹo hoặc các vấn đề về mụn khác. Dòng kem này giúp thúc đẩy phá trình phục hồi da, kích thích tái tạo tế bào mới. Từ đó sẽ hỗ trợ giảm quá trình thâm mụn của da.
Trong đó, thành phần đáng chú ý của Azacné chính là dịch chiết từ neem. Thành phần này đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của nó. Ngoài ra, những thành phần khác cũng giúp giảm thâm mụn an toàn và lành tính hơn. Cụ thể:
- Dịch chiết neem (cây sầu đâu): Đề tài nghiên cứu của tác giả Dr. Farhat S. Daud cùng cộng sự năm 2013 cho thấy, các dịch chiết từ neem có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt được các vi khuẩn gây ra mụn.
- Sài đất: Được nghiên cứu bởi tác giả Anita Kumari và cộng sự năm 2016, kết quả cho thấy các thành phần của thảo dược này có tác dụng giúp kháng viêm, chống oxy hóa tốt. Từ đó sẽ giúp quá trình làm mờ các vết thâm được hiệu quả hơn.
- Lô hội: Nghiên cứu vào năm 2008 của tác Yimei Jia cùng cộng sự cũng cho thấy kết quả sơ bộ rằng, các dịch chiết trong lô hội có thể giúp làm lành các tổn thương trên da tốt hơn. Khi sử dụng kiên trì, dược liệu này cùng sẽ giảm được các vết thâm mụn do điều trị không đúng cách.
Kem CC Melano Vitamin C trị thâm mụn
Đây là một dòng kem trị thâm mụn khá nổi tiếng của Nhật Bản và được nhiều người lựa chọn. Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn dạng tuýp giúp lấy được chất kem dễ dàng hơn.
Thành phần chính của CC Melano Vitamin C là vitamin E và C tinh khiết. Khi sử dụng sẽ thẩm thấu nhanh chóng vào da. Ngoài ra, sản phẩm này còn giúp phục hồi cấu trúc, chống đỡ tổn thương và đào thải các sắc tố gây thâm mụn. Ngoài ra còn có thêm thành phần Licorice, cỏ dạ hương giúp kháng viêm, tái tạo da.
Kem Avene Cicalfate Repair Cream trị thâm mụn
Đây là một thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp. Bảng thành phần của Avene Cicalfate Repair Cream khá lành tính. Bao gồm kẽm oxit, sucralfate, dodonfg sulfate,… Những thành phần này có tác dụng giúp loại bỏ các vết thâm mụn, làm lành da, chống nhiễm khuẩn cho da.
Vì là sản phẩm dược mỹ phẩm, do đó đa số thành phần của Avene Cicalfate Repair Cream tương đối lành tính, hạn chế được sự kích ứng lên da. Tuy nhiên, mức giá bán của sản phẩm này khá đắt đỏ.
The Ordinary Azelaic Acid Suspension 10%
Đây là một sản phẩm kem trị mụn đến từ thương hiệu The Ordinary. Thành phần chính của kem chính là Axit Suspension. Hoạt chất này có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng mụn, giảm thâm sau trị mụn, hỗ trợ làm trắng da.
Ngoài thành phần chính, trong The Ordinary Azelaic Acid Suspension 10% cũng có thêm vitamin E, Isodecyl Neopentanoate,… sẽ giúp hiệu quả hơn trong kháng khuẩn, kháng viêm, dưỡng ẩm da. Tuy vậy, trong bảng thành phần của sản phẩm này có chứa silicone, nếu bạn bị dị ứng hoặc kích ứng với thành phần này thì không nên sử dụng.
Một số loại kem trị thâm mụn khác mà bạn có thể tham khảo
Kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo+
Đây cũng là một loại kem trị mụn đến từ hãng dược mỹ phẩm La Roche Posay của Pháp. Kết cấu của loại kem này có dạng gel mỏng nên rất dễ thẩm thấu vào da. Sản phẩm có các thành phần như niacinamide, proceard ngừa thâm, LHA, linoleic axit, kẽm PCA,…
Những thành phần này được đánh giá đem lại hiệu quả tốt trong việc làm lành vết thương do mụn, ngừa thâm và ngăn chặn mụn quay trở lại. Tuy vậy, khi sử dụng sản phẩm này bạn có thể cảm thấy da bị khô hơn bởi có chứa thành phần Axit Salicylic.
Các cách giảm thâm mụn khác
Bên cạnh các cách trên, để giảm thâm mụn, bạn có thể đến các cơ sở, bệnh viện da liễu để thực hiện những phương pháp y tế. Những phương pháp này sẽ giúp giảm hắc sắc tố melanin, từ đó giúp giảm tình trạng thâm mụn. Ví dụ như:
Microdermabrasion: Phương pháp này sử dụng một dụng cụ giúp mài mòn nhẹ nhàng bề mặt để loại bỏ các lớp dày bên ngoài của da, làm mới tông màu da và thay đổi cấu trúc da tổng thể. Từ đó giúp giảm các tình trạng như thâm mụn, đốm đồi mồi, nám da,…
Liệu pháp ánh sáng: Còn được gọi là quang trị liệu, đây là giải pháp sử dụng các loại ánh sáng phù hợp (ánh sáng led, ánh sáng xanh lục, ánh sáng xanh lam,…) để giúp giảm các vết thâm, mụn trên làn da.
Liệu pháp laser: Sử dụng các tia laser khác nhau để tác động vào các hắc tố melanin, từ đó giúp phá vỡ các vết thâm mụn.
Mặt nạ hóa học: Một loại dung dịch/chất hóa học sẽ được thoa lên mặt bạn và loại bỏ các tế bào chết trên da. Từ đó tế bào mới sẽ được phát triển và làm mờ các vết thâm mụn.
Phương pháp áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng trực tiếp lên các mảng da bị thâm mụn. Sau đó làm đông lạnh chúng và các tế bào da đang bị tổn thương khác. Điều này sẽ giúp phục hồi da đang bị thâm sau trị mụn.
Liệu pháp laser thường được dùng khi cách trị thâm mụn trên không hiệu quả
Lưu ý khi trị thâm mụn
Ngoài áp dụng những cách giảm thâm mụn ở trên, trong quá trình điều trị, để các vết thâm mụn được cải thiện nhanh chóng, an toàn hơn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Chỉ áp dụng sau khi mụn lành hẳn: Bạn không nên vội vàng sử dụng những cách trị thâm mụn ở trên khi các vết mụn chưa lành. Điều này có thể làm tình trạng mụn, vết thâm trở nên nghiêm trọng hơn. Trong quá trình trị mụn, bạn cần lưu ý thêm hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có tính chất tẩy rửa quá mạnh.
Dưỡng ẩm tốt cho da: Sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm lành tính, bổ sung nước để giúp cấp ẩm từ sâu bên trong da. Điều này làm giảm khô, bong tróc và giảm sự hình thành của sắc tố melanin khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
Bảo vệ da: Luôn sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với ánh sáng xanh thường xuyên. Điều này giúp bảo vệ làn da của bạn không bị tổn thương, các vết thâm mụn không bị nghiêm trọng hơn bởi tia cực tím.
Thâm mụn là một tình trạng dễ gặp phải nếu bạn không trị mụn và chăm sóc da đúng cách. Hiện tại, việc cải thiện thâm mụn đã không còn quá khó khăn bởi có nhiều sản phẩm trị thâm hỗ trợ tương đối an toàn, lành tính. Tuy vậy, bạn cần kiên trì thực hiện để giúp trị mụn thâm nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo thêm về vấn đề trị thâm mụn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy để lại dưới phần bình luận của bài viết, các chuyên gia sẽ hỗ trợ cho bạn.
Tài liệu tham khảo
https://www.nhs.uk/conditions/acne/complications/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/hyperpigmentation-acne#when-to-see-a-doctor
Bình luận