Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh gout. Nhiều người thường nghĩ rằng ăn nhiều hải sản sẽ bị gout. Vậy điều này có đúng không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi này.

Ăn nhiều hải sản sẽ bị gout có đúng không?

Gout là bệnh lý viêm khớp, xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Từ đó, các tinh thể muối urat sẽ hình thành và lắng đọng tại các mô làm tổn thương khớp. 

Hải sản là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, sắt, canxi, kẽm, omega 3,6,9… Đặc biệt, đạm có trong hải sản rất giàu purin. Chính vì thế, khi ăn nhiều hải sản, cơ thể được nạp một lượng lớn purin. Quá trình sản xuất ra acid uric được tăng cường còn quá trình đào thải vẫn thế. Do đó gây ra sự mất cân bằng làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao vượt ngoài ngưỡng cho phép. Vì vậy, ăn nhiều hải sản là nguyên nhân gây tăng acid uric máu, nếu kéo dài sẽ dẫn đến gout. Còn đối với người có tiền sử bị gout thì ăn nhiều hải sản có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.

Hai-san-la-thuc-pham-giau-chat-dinh-duong-nhung-co-ham-luong-purin-cao.webp

Hải sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng có hàm lượng purin cao

Có phải người bị gout cần kiêng hải sản tuyệt đối không?

Người bệnh bị gout thì vẫn cần nạp vào cơ thể chất đạm có trong hải sản. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo sau khi ăn, nồng độ acid uric trong máu của người bệnh phải trong ngưỡng ổn định. Cụ thể là dưới 7 mg/dl (420 micromol/l) đối với nam giới và dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l) đối với nữ giới. 

Có thể thấy, suy nghĩ “ăn hải sản nhiều bị gout” là sai lầm. Chính vì vậy, người bệnh gout vẫn có thể ăn hải sản bình thường, không nhất thiết là phải kiêng tuyệt đối. Nhưng cần đảm bảo rằng lượng đạm có trong hải sản được nạp vào cơ thể phải ở mức cho phép để không làm nồng độ acid uric máu vượt ngưỡng ổn định. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát các cơn gout cấp ở người bệnh.

Nguoi-benh-gout-van-co-the-an-hai-san-nhung-voi-luong-han-che.webp

Người bệnh gout vẫn có thể ăn hải sản nhưng với lượng hạn chế

>>> XEM THÊM: Sự hình thành tinh thể urat ở bệnh gout và cách điều trị

Một số lưu ý khi ăn hải sản để phòng ngừa bệnh gout tiến triển

Hải sản là một loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng có thể làm chỉ số acid uric máu tăng cao, từ đó gây ra bệnh gout. Vì vậy, để có thể ăn hải sản thoải mái mà không lo bệnh gout tiến triển, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chỉ ăn hải sản ở một mức cho phép 

Tiêu chuẩn cho phép lượng đạm có thể nạp vào cơ thể mỗi ngày của người bệnh gout là 1 gram chất đạm/1kg cân nặng. Ví dụ người bệnh nặng 60 kg thì có thể nạp vào cơ thể 60 gram đạm mỗi ngày. Lưu ý, không nên cộng dồn lượng đạm sử dụng trong nhiều ngày rồi nạp vào cơ thể cùng một lúc mà nên chia đều ra mỗi ngày. Do đó, khi người bệnh gout ăn hải sản, cần tính toán lượng đạm cho phép để nạp vào cơ thể. Hạn chế tối đa các rủi ro có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Nên chế biến hải sản bằng cách hấp, luộc

Đối với người bệnh gout, khi ăn hải sản nên chế biến dưới dạng hấp hoặc luộc, tránh chế biến với dầu mỡ. Điều này giúp giảm lượng chất béo xấu nạp vào cơ thể, đẩy lùi nguy cơ mắc thêm các bệnh lý về tim mạch. Chỉ nên ăn các loại hải sản còn tươi. Các thực phẩm đông lạnh nên tránh bởi chúng có thể tích tụ nhiều vi khuẩn không tốt trong quá trình trữ đông.

Hai-san-duoc-hap-hoac-luoc-se-tot-hon-cho-nguoi-mac-benh-gout.webp

Hải sản được hấp hoặc luộc sẽ tốt hơn cho người mắc bệnh gout

Khi ăn hải sản không nên uống bia

Ăn hải sản cùng với uống bia là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người bị gout thì nên kiêng tuyệt đối. Bởi trong bia rượu là một trong những tác nhân làm nặng thêm tình trạng bệnh gout. Thêm vào đó, khi ăn hải sản cơ thể sẽ được nạp một lượng đạm lớn, nguy cơ gây tái phát các cơn gout cấp là rất cao.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ phòng bệnh gout tiến triển

Phương pháp sử dụng thảo dược hỗ trợ kiểm soát chỉ số acid uric máu, phòng bệnh gout tiến triển là một trong những cách được nhiều người lựa chọn hiện nay. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ giảm acid uric máu, kiểm soát bệnh gout hiệu quả có thể kể đến như trạch tả

Thời Đường, có vị vua Đường Anh Minh mắc bệnh thống phong (ngày nay gọi là bệnh gout) do ăn nhiều sơn hào, hải vị. Bệnh thống phong khiến ngón chân cái của nhà vua đau đớn vô cùng, cử động khó khăn, không đi lại được. Các ngự y trong cung đã dùng nhiều phương thuốc nhưng đều không có tác dụng.

Tình cờ có một vị lương y ở ngoại thành nghe tin về bệnh tình của nhà vua nên xin vào cung để chữa bệnh. Sau một thời gian kiên trì uống thuốc của lương y sắc, cơn đau của nhà vua đã thuyên giảm đáng kể. Nhà vua vô cùng biết ơn vị lương y đã giúp ông khỏi bệnh. Khi hỏi vị lương y về loại thuốc đã cho nhà vua uống thì được biết tên loại thuốc đó là trạch tả. Từ đó, cây trạch tả trở thành một vị thuốc quý được sử dụng để chữa bệnh thống phong (gout).

Trach-ta-Thao-duoc-quy-ho-tro-dieu-tri-benh-gout-tu-xa-xua.webp

Trạch tả - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh gout từ xa xưa

Ngày nay, kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền, các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lượng tử để bào chế ra viên uống có chứa thành phần chính trạch tả giúp kiểm soát bệnh gout, giảm acid uric máu. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát acid uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gout tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài. 

Qua bài viết trên có thể thấy, ăn nhiều hải sản không phải là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, ăn nhiều hải sản có thể là yếu tố nguy cơ làm bệnh gout tiến triển. Do đó, để hỗ trợ kiểm soát bệnh gout tốt hơn, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được các chuyên gia giải đáp chi tiết. 

Bình luận