Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp trong cơ thể. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, da khô, tóc rụng, táo bón, và thậm chí là trầm cảm. Việc tuân thủ điều trị và có chế độ ăn uống lành mạnh góp một phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Vậy người bị suy giáp nên ăn gì và kiêng gì?

Những thực phẩm mà người bị suy giáp nên ăn

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị suy giáp và cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho người bị suy giáp. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh suy giáp nên ăn:

  • Thực phẩm giàu iod

Iod là khoáng chất cần thiết cho sản xuất hormone tuyến giáp. Các thực phẩm giàu iod bao gồm: muối i-ốt, hải sản (cá, tôm, cua...), rong biển, sữa và các sản phẩm từ sữa.

  • Trứng: Trong 1 quả trứng thông thường có chứa 26 mcg i-ốt. Những người bị suy giáp nên bổ sung không quá 2 quả trứng mỗi ngày và chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần để tốt cho sức khỏe.
  • Rong biển: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt tự nhiên nhất, trong 100g chứa tới 1- 1,8mg i-ốt. Để tốt nhất cho người bệnh suy giáp thì không nên bổ sung quá 100g mỗi ngày và cần chia nhỏ bữa, không nên ăn cùng một lúc.
  • Cá và hải sản: Trong các thực phẩm này có hàm lượng i-ốt lớn, như cá tuyết 85g chứa 185 mcg i-ốt, 100g cua chứa 26-50 mcg i-ốt… Tuy nhiên, lượng thực đơn này cần phải sử dụng khoa học và chỉ nên ăn khoảng 225 – 280g hải sản mỗi tuần.
  • Thực phẩm giàu selen 

Selen giúp cơ thể sử dụng iod hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu selen bao gồm: hạt Brazil, cá ngừ, gà tây, nấm, trứng...

  • Quả hạch Brazil: Đây là thực phẩm chứa rất nhiều Selen. Với 1 khẩu phần ăn chứa 6-8 quả hạch có chứa 544 mcg Selen. Và chỉ lên ăn 1 khẩu phần này từ 2-3 lần/tuần.
  • Cá hồi: Trong 100g cá hồi chứa 38 mcg selen. Cá hồi là loại cá cung cấp nhiều Omega-3 nên có thể bổ sung hàng ngày.
  • Cháo bột yến mạch: Đây là món ăn tốt cho người suy giáp vì trong 100g yến mạch chứa 34 mcg selen. Người bệnh có thể sử dụng thường xuyên món ăn này, nhưng tránh ăn nhiều sẽ dễ bị ngán.
  • Bánh mì nguyên cám: Được coi là một trong những loại bánh mì tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bánh mì nguyên cám chứa lượng selen lớn giúp hỗ trợ để người suy giáp cải thiện tình trạng bệnh.
  • Thực phẩm giàu kẽm:

Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng tuyến giáp. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt bò, thịt gà, hàu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt...

  • Hàu và các động vật có vỏ: Là những thực phẩm giàu kẽm nên hàu và các động vật có vỏ luôn được khuyên dùng cho người suy giáp. Trong 6 con hàu chứa 32 mg kẽm; còn với 100g cua Alaska thì chứa 7.6mg kẽm. Chỉ nên ăn khoảng 2 con hàu hay 140g của Alaska mỗi ngày.
  • Thịt bò: Trong 100g thịt bò chứa 12mg kẽm. Lượng này đã đủ cho nhu cầu kẽm 1 ngày của người bệnh suy giáp. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 100g thịt bò.
  • Thịt gà: Ngoài thịt bò thì gà cũng là loại chứa kẽm cao. Với 85g thịt gà nấu chín có 3,8mg loại khoáng chất này. Hơn nữa thịt gà là loại thịt thân thiện với sức khỏe nên mỗi ngày người bệnh suy giáp có thể bổ sung khoảng 200g thịt gà.

Nguoi-bi-suy-giap-nen-bo-sung-cac-thuc-pham-giau-kem.jpg​​​​​​​

​​​​​​​Người bị suy giáp nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm

Những thực phẩm mà người bị suy giáp kiêng ăn

Khi xây dựng thực đơn tốt cho người suy giáp thông qua câu hỏi “Suy giáp nên ăn gì?” thì bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cần quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế. Cụ thể:

  • Thực phẩm chứa goitrogens: Goitrogens là các hợp chất có thể làm cản trở sự hấp thu iod của cơ thể. Các thực phẩm chứa goitrogens bao gồm: bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, đào, dâu tây... Tuy nhiên, bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống. Chỉ cần hạn chế ăn hoặc nấu chín kỹ trước khi ăn.

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường và chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe tổng thể.

  • Đồ uống có ga: Đồ uống có ga thường chứa nhiều đường và calo rỗng, có thể dẫn đến tăng cân.

  • Rượu bia: Rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gan và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị suy giáp.

Thảo dược giúp phòng và hỗ trợ điều trị suy giáp hiệu quả

Để phòng ngừa được biến chứng suy iáp, bạn cần xây dựng lối sống khoa học. Nên bổ sung đầy đủ các chất từ nguồn thực phẩm đa dạng. Hơn nữa, bạn nên chọn lựa những thực phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, lành tính và đã được kiểm chứng. 

Ví dụ như sản phẩm chứa thành phần chính là chiết xuất hải tả, khổ sâm nam, bán biên liên, lá neem, … Vào năm 2012, tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã thực  hiện một nghiên cứu và cho thấy, hải tảo có tác dụng điều hòa miễn dịch và nồng độ hormone tuyến giáp giúp cải thiện bệnh suy giáp hiệu quả. Khi kết hợp  hải tảo với ba chạc, lá neem, bán biên liên,... thì hiệu quả điều trị bệnh tuyến giáp sẽ tăng lên nhiều lần.

Cùng với việc sử dụng sản phẩm thảo dược nâng cao chức năng tuyến giáp, cải thiện nồng độ hormone tuyến giáp, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của bản thân, nếu có dấu hiệu biểu hiện của bệnh suy giảm tuyến giáp nên tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi bị suy giáp nên ăn gì và kiêng gì. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc hãy để lại bình luận bạn nhé!

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận