Viêm họng và viêm amidan là hai bệnh viêm đường hô hấp phổ biến. Vì đều gây đau họng, nuốt vướng, khàn tiếng nên nhiều người thường nhầm lẫn viêm họng và viêm amidan, trong khi chúng là 2 tình trạng riêng biệt. Việc phân biệt viêm họng và viêm amidan giúp điều trị hiệu quả và đúng mục tiêu. 

Cách phân biệt viêm họng và viêm amidan

Thực tế, không quá khó để phân biệt viêm họng và viêm amidan nếu bạn quan sát kỹ triệu chứng, cũng như các vấn đề liên quan đến 2 bệnh này. Cụ thể:

Sự giống nhau của viêm họng và viêm amidan

Trước khi tìm hiểu về điểm khác biệt, cùng điểm qua những yếu tố giống nhau của viêm họng và viêm amidan

Cấu trúc, vị trí mắc bệnh

Amidan nằm ở phía sau cổ họng và có mối liên thông với nhau nên vị trí mắc bệnh sẽ gần nhau. Lý do là bởi cả vùng này được cấu tạo bởi một khối cơ nhỏ liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và thanh quản. Vậy nên khi viêm họng hoặc viêm amidan xuất hiện sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau cả vùng họng.

Amidan và họng có vị trí gần nhau nên khi bị viêm đều gây đau họng

Amidan và họng có vị trí gần nhau nên khi bị viêm đều gây đau họng

Nguyên nhân gây bệnh

Phần lớn các trường hợp viêm họng và viêm amidan đều do virus hoặc vi khuẩn gây ra, điển hình như vi khuẩn Streptococcus là tác nhân gây ra cả 2 bệnh này. Ngoài ra, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể, môi trường ô nhiễm, trào ngược dạ dày, thay đổi thời tiết… cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng và amidan.

Triệu chứng chung của 2 bệnh

Viêm họng và viêm amidan thường có một số triệu chứng chung như đau họng, nuốt vướng, mệt mỏi, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu…

Điểm khác nhau giữa viêm họng và viêm amidan

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng viêm họng và viêm amidan vẫn có những điểm riêng.

Khác nhau về bản chất của bệnh

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng khiến nó bị sưng và phù nề. Phạm vi bị viêm sẽ rơi vào một phần ba vùng sau của lưỡi và gần bên amidan.

Đối với viêm amidan, đây lại là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp một lượng lớn các tác nhân gây hại. Khi đó, amidan sẽ có dấu hiệu sưng to, nóng rát, vùng amidan bị viêm chuyển sang màu đỏ sẫm, đau lan sang vùng họng, xung huyết. Như vậy, viêm amidan là thủ phạm gây ra viêm họng và khiến viêm trở nên tồi tệ hơn.

Khối amidan sưng to, phù nề do bị viêm và có thể lan xuống cổ họng

Khối amidan sưng to, phù nề do bị viêm và có thể lan xuống cổ họng

Khác nhau về phân loại và triệu chứng bệnh

Hiện nay, viêm họng được chia làm 5 loại với các biểu hiện đặc trưng như:

- Viêm họng cấp tính: Xuất hiện đột ngột khi gây đau họng, khó nuốt, ho đờm, mệt mỏi…

- Viêm họng mạn tính: Đây là kết quả của viêm họng cấp do không được điều trị triệt để dẫn đến tái phát. Lúc này, cổ họng sẽ luôn trong trạng thái đau rát, nuốt vướng, khàn giọng và ho đờm.

- Viêm họng hạt: Ngoài đau họng, viêm họng hạt còn có sự xuất hiện của các hạt nhỏ ở 2 bên thành họng. Những hạt này gây kích ứng niêm mạc họng dẫn tới ngứa và đau cổ họng kèm theo mùi hôi khó chịu.

- Viêm họng giả mạc: Dạng viêm họng này ít gặp nhưng có triệu chứng phức tạp và nặng hơn các loại trên. Bệnh gây đau họng dữ dội khiến người mắc mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giả họng và bề mặt amidan màu xám.

- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Triệu chứng gặp phải là sốt cao, mệt mỏi và uể oải kéo dài, đau nhiều khi nuốt (kể cả ăn và nuốt nước bọt). Ngoài ra các hạch ở cổ cũng sưng to gây ói mửa, liên tục buồn nôn, xuất hiện nhiều dịch nhầy ở lưỡi.

Đối với viêm amidan, bệnh cũng được chia làm 3 dạng là cấp tính, mạn tính và quá phát theo từng cấp độ, bao gồm:

- Viêm amidan cấp tính: Sốt cao trên 38,5 độ C, toàn thân rã rời và mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, nuốt đau, đau đầu, đau nhiều tại vùng họng và lan đến tai.

- Viêm amidan mạn tính: Sốt thường xuyên nhưng chỉ ngây ngấy về chiều, ho khan, hơi thở có mùi hôi khi các mủ rơi vỡ ra bên ngoài, ngứa rát họng và cảm giác như có dị vật bên trong họng.

- Viêm amidan quá phát: Là kết quả của viêm amidan mạn tính kéo dài khiến khối amidan sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng. Điều này có thể gây khó thở, thở khò khè, ngưng thở khi ngủ, ho khan kéo dài.

 Viêm amidan lâu ngày có thể gây hôi miệng 

Viêm amidan lâu ngày có thể gây hôi miệng 

Khác nhau về biến chứng

Nhìn chung, viêm họng và viêm amidan không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng vẫn có những biến chứng nhất định.

Biến chứng của viêm họng gồm:

- Viêm tai giữa: Nhiễm trùng ở cổ họng có thể lan sang lỗ vòi nhĩ đến tai gây ra viêm tai giữa. Nếu không điều trị đúng, dứt điểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan thính giác, thậm chí tử vong.

- Viêm phổi: Vi khuẩn gây viêm họng có thể di chuyển xuống các bộ phận ở đường hô hấp dưới như phế quản, phổi… và gây viêm cho khu vực này.

So với viêm họng, các biến chứng do viêm amidan gây ra có phần nặng nề và nguy hiểm hơn. Theo đó, biến chứng của viêm amidan phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng gồm:

- Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan gây áp xe quanh amidan gây đau đớn dữ dội, sưng mủ và khó nuốt.

- Biến chứng gần: Nhiễm trùng amidan có thể lan sang các cơ quan lân cận như tai mũi họng dẫn đến viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang…

- Biến chứng xa: Đôi khi, vi khuẩn gây viêm amidan có thể di chuyển đến những nơi xa hơn trong cơ thể gây nhiễm trùng máu, sốt thấp khớp, viêm cầu thận…

Amidan sưng to quá mức có thể chặn đường thở gây khó thở

Amidan sưng to quá mức có thể chặn đường thở gây khó thở

Biện pháp điều trị viêm amidan và viêm họng

Sau khi biết cách phân biệt viêm họng và viêm amidan, bạn cũng cần nắm được những phương pháp điều trị để khắc phục hai tình trạng này. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên vẫn là giảm triệu chứng nhằm xoa dịu cảm giác đau đớn cho người bệnh. Cụ thể:

- Uống nhiều nước giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng phù và viêm.

- Súc họng với nước muối thường xuyên hỗ trợ giảm viêm tấy, cải thiện hơi thở có mùi.

- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể hàng ngày.

- Tránh xa các chất kích thích có thể làm niêm mạc họng trở nên nhạy cảm hơn như khói thuốc lá, rượu bia…

- Uống trà thảo mộc: Trà mật ong, trà gừng, trà quế…

- Dùng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau không thuyên giảm sau nhiều ngày, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen… để giảm bớt sự khó chịu.

- Ngoài thuốc giảm đau, điều trị viêm amidan hay viêm họng cũng hay được kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề cho khu vực bị tổn thương. Trong trường hợp có nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

Bên cạnh các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm ở hầu họng thanh quản. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe bào chế bằng công nghệ lượng tử, chứa thành phần chính rẻ quạt. Thảo dược này đã được chứng minh là chứa các kháng sinh, kháng viêm thực vật, giúp chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện triệu chứng viêm họng , viêm amidan rất tốt.

Ngoài ra, sản phẩm này còn có sự kết hợp của các dược liệu khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi và bảo vệ niêm mạc hầu họng đang bị tổn thương. Nhờ đó, sản phẩm giúp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng: Ho, đau họng, khàn tiếng hiệu quả, an toàn.

Rẻ quạt giúp cải thiện khàn tiếng, viêm amidan

Rẻ quạt giúp cải thiện khàn tiếng, viêm amidan

Khảo sát cho thấy, hơn 90% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản của Tiêu Khiết Thanh.

Viêc nhận biết sự giống và khác nhau giữa viêm họng và viêm amidan giúp việc điều trị đúng mục tiêu và hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian chữa bệnh, cũng như tiết kiệm chi phí. Để chủ động cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, bạn đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành chính rẻ quạt mỗi ngày để giọng nói luôn trong sáng, khỏe mạnh.

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

Bình luận