Các triệu chứng vảy nến móng tay gây ra sự bối rối, xấu hổ, mặc cảm, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Trong khi đó, việc điều trị vảy nến móng tay thực sự là một vấn đề nan giải bởi dù đã dùng đủ loại thuốc nhưng bệnh vẫn tái phát nhiều lần. Vậy vảy nến móng tay là bệnh gì? Có cách nào giúp điều trị bệnh vảy nến móng tay cho hiệu quả bền vững? Cùng tìm hiểu về điều này trong bài viết dưới đây!

Vảy nến móng tay - thể “khó trị” nhất của bệnh vảy nến

Vảy nến móng tay được đánh giá là thể bệnh khó trị nhất của bệnh vảy nến. Thời gian mỗi đợt điều trị cũng kéo dài ít nhất 6 tháng. Đây là một thể bệnh thường gặp ở người mắc vảy nến. Có tới hơn 50% trường hợp vảy nến thể mảng và hơn 80% trường hợp viêm khớp vảy nến kèm theo vảy nến móng tay. Chỉ có khoảng 5-10% người bệnh vảy nến có tổn thương đơn độc ở móng tay, nhưng đa số trường hợp sẽ phát triển thành viêm khớp vảy nến trong tương lai. 

Các chuyên gia nhận định, bệnh vảy nến móng tay có nguyên nhân chính là do rối loạn hệ thống miễn dịch. Chúng tự tấn công các tế bào biểu bì da khỏe mạnh dưới móng tay. Tùy theo vị trí tổn thương mà các triệu chứng bệnh vảy nến móng được chia thành 2 nhóm sau: 

  • Triệu chứng mầm móng: Rỗ móng, rãnh ngang móng, vạch trắng móng, móng xù xì.  
  • Triệu chứng giường móng: Tách móng, dày sừng dưới móng, giọt dầu ở móng, xuất huyết Splinter (xuất hiện các đường dọc trắng ở móng tay). 

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay

Sự căng tức, dày sừng bên dưới móng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức và ảnh hưởng đến việc sử dụng tay trong hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó, móng tay sần sùi, xấu xí, nứt nẻ khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm về ngoại hình bản thân. 

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay hiện nay

Việc điều trị vảy nến móng tay yêu cầu người bệnh cần kiên trì thực hiện mới nhận thấy được hiệu quả. Dưới đây là các biện pháp dùng trong điều trị vảy nến móng tay hiện nay. 

Phương pháp sử dụng thuốc

Dùng thuốc giúp ngăn chặn tiến triển bệnh, làm giảm một số triệu chứng viêm, sưng, dày sừng của bệnh vảy nến móng tay. 

Dùng thuốc bôi tại chỗ: 

  • Thuốc bôi chứa corticoid (betamethasone dipropionate hoặc kem clobetasol propionate): Dùng 1-2 lần/ngày, hiệu quả nhận thấy sau khoảng 12-20 tuần điều trị. Người bệnh nên kết hợp băng bít vùng da bị tổn thương sau khi bôi thuốc giúp cải thiện bệnh tích cực hơn. Thuốc bôi corticoid hiệu quả cho các triệu chứng như: dày sừng dưới móng, rỗ móng, giọt dầu, tách móng. 
  • Thuốc bôi Calcipotriol: Dùng 2 lần/ngày, hiệu quả nhận thấy sau 3-6 tháng sử dụng. Thuốc bôi Calcipotriol có hiệu quả cho các triệu chứng ở giường móng hơn so với triệu chứng mầm móng.
  • Thuốc bôi Daivobet (dạng phối hợp chứa calcipotriol và betamethasone): Dùng 1 lần/ngày, hiệu quả nhận thấy sau 3-6 tháng sử dụng.

Kem bôi corticoid dùng trong điều trị vảy nến móng tay

Kem bôi corticoid dùng trong điều trị vảy nến móng tay

Thời gian điều trị bằng thuốc bôi thường kéo dài ít nhất 6 tháng để móng thay thế hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ trên da.

Tiêm nội tổn thương: Thường dùng trong điều trị tổn thương vảy móng thời gian dài, bao gồm:

  • Tiêm triamcinolone acetonide: Là một corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, chống phân bào giúp cải thiện triệu chứng vảy nến móng tay. 
  • Tiêm methotrexate: Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng kìm tế bào được dùng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng.

Khi tiêm thuốc cần tiêm vào 4 vị trí: 2 vị trí vào mầm móng và 2 vị trí giường móng. Hiệu quả thuốc tiêm tuy ngắn hơn nhưng lại an toàn hơn so với dùng thuốc bôi kéo dài. Tuy nhiên, do các thụ thể thần kinh ở ngón tay rất nhạy cảm nên khi tiêm có thể gây đau buốt như bị lật móng. 

Tiêm móng trong điều trị vảy nến có thể gây đau buốt như bị lật móng

Tiêm móng trong điều trị vảy nến có thể gây đau buốt như bị lật móng

Dùng thuốc toàn thân đường uống: 

Được áp dụng khi có tổn thương lan rộng trên móng tay, có liên quan đến da và khớp trên như dùng thuốc uống methotrexate, cyclosporin, acitretin… Tuy nhiên, các tổn thương móng thường đáp ứng kém với những thuốc uống đường toàn thân. Hiệu quả cải thiện cũng khác nhau tùy từng loại thuốc và mức độ đáp ứng của người bệnh. 

Phương pháp không dùng thuốc: 

Các biện pháp không dùng thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến một cách an toàn, cho hiệu quả ổn định bệnh lâu dài. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh làm bệnh nặng thêm: 

  • Không cắn, xé và tránh gây ra các tổn thương trên móng. 
  • Thận trọng trong việc sử dụng mỹ phẩm làm móng. 
  • Hạn chế tiếp xúc với nước thường xuyên.  
  • Cắt móng tròn tại các cạnh.

Dùng kem bôi dược liệu giúp cải thiện vảy nến móng tay an toàn, cho hiệu quả ổn định bệnh lâu dài

Việc điều trị vảy nến móng tay cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài (ít nhất 6 tháng) nên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ từ thuốc. Do đó, nhiều người đã lựa chọn sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh vảy nến móng tay an toàn, cho hiệu quả bền vững. Điển hình là bộ sản phẩm kem bôi chứa chitosan đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn.

Bạn có thể chọn kem bôi dược liệu có chứa Chitosan, Phá cố chỉ, Ba chạc, lá Sòi, dầu Dừa kết hợp với vi chất Kẽm, Methylsulfonylmethane giúp bình ổn chu trình chết của tế bào biểu bì, chống viêm ngứa, kháng khuẩn, tăng tái tạo da, bạt sừng giúp làm giảm các tổn thương vảy nến. Đồng thời có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và bảo vệ da tránh các tác động từ bên ngoài làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.

Để cải thiện tốt triệu chứng vảy nến móng tay, người bệnh có thể chọn kem dược liệu có thành phần chính là chitosan hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng bệnh an toàn, hiệu quả!

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận