Sởi là bệnh do virus gây ra, dễ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và bùng phát thành dịch. Bệnh sởi ở trẻ em thường diễn biến nhanh chóng và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào gây bệnh sởi?

Bệnh sởi gây ra bởi virus sởi, lây lan trực tiếp từ người này qua người khác khi có tiếp xúc gần, lây qua các giọt bắn hô hấp. Ngoài ra, chủng virus này có thể tồn tại khoảng 2 giờ ở môi trường bên ngoài, trên các bề mặt và gây bệnh khi trẻ vô tình chạm tay vào rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Nhận biết dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em

Thời gian ủ bệnh khi mắc virus sởi từ 10 - 12 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như: Mắt đỏ, nhức mắt khi nhìn ánh sáng, sốt nhẹ, ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi... Bên trong miệng, gần gò má xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là các nốt màu trắng. 

Đến giai đoạn phát ban: Người bệnh xuất hiện ban đỏ trên da. Các nốt ban mọc từ sau tai lan ra mặt và lưng, sau 23 ngày sẽ lan ra toàn thân, lan dần xuống chân. Bệnh nhân sốt cao liên tục kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi nhiều, ăn kém, đau mỏi toàn thân, ho khan nhiều, xung huyết kết mạc mắt, gỉ mắt nhiều,..

Người bệnh sởi xuất hiện các ban đỏ trên da

Người bệnh sởi xuất hiện các ban đỏ trên da

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Ở một số trường hợp, nếu trẻ không được chăm sóc và kiểm soát bệnh tay chân miệng đúng cách thì có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm trùng tai

Một số báo cáo cho thấy, trung bình trong 10 trẻ bị sởi sẽ có một trẻ bị nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai, viêm tai giữa ở trẻ khi không được chữa trị đúng cách, kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác của trẻ.

Tiêu chảy và nôn mửa

Tiêu chảy và nôn mửa là biến chứng sởi ở trẻ em thường gặp. Tỷ lệ biến chứng này lên đến 10% tổng số trường hợp trẻ mắc bệnh sởi. Tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ khi không có biện pháp kiểm soát phù hợp và kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước nguy hiểm.

Viêm phế quản, viêm thanh quản

Khi mắc bệnh sởi, niêm mạc và các cơ quan thuộc hệ hô hấp có thể bị kích thích, sưng tấy, dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm thanh quản… Đây cũng là một trong những biến chứng sởi ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý.

Viêm não

Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sốt, co giật, lừ đừ, hôn mê khi xảy ra biến chứng viêm não do sởi. Sau điều trị, trẻ có thể bị điếc hoặc gặp nhiều vấn đề khác, chậm phát triển trí tuệ, khó khăn trong học tập.

Viêm phổi

Trung bình cứ 20 trẻ mắc bệnh sởi sẽ có một trẻ bị viêm phổi – bệnh lý nhiễm trùng hô hấp gây tử vong hàng đầu ở trẻ.

Tử vong

Trẻ bị sởi có thể tử vong, tuy nhiên nguyên nhân tử vong hầu hết là do biến chứng bệnh sởi. Ước tính trong khoảng 1.000 trẻ bị sởi sẽ có khoảng 1 – 3 trẻ tử vong do biến chứng về thần kinh hoặc hô hấp. Đây cũng là biến chứng sởi ở trẻ em nguy hiểm nhất.

Trẻ có thể bị viêm não do bệnh sởi 

Trẻ có thể bị viêm não do bệnh sởi 

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chăm sóc trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em bao gồm:

  • Tạo không gian sống xanh sạch: Việc này sẽ giúp hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus gây bệnh sởi. Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp không gian sống, đồ chơi và các vật dụng cá nhân cho trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc: Phụ huynh tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng hoặc đang mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài; tạo thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn thường xuyên; hạn chế đến những khu vực đông người, đang có dịch bệnh.
  • Vệ sinh mũi họng, răng miệng đúng cách: Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, đánh răng 2 lần sáng – tối mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch đường hô hấp mà còn tăng cường khả năng bảo vệ của niêm mạc mũi họng trước sự xâm nhập của virus.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh: Phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đủ chất; tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C và kẽm, nhằm giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn. Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp trẻ nâng cao đề kháng.

Rửa tay sạch bằng xà phòng sẽ giúp phòng ngừa bệnh sởi 

Rửa tay sạch bằng xà phòng sẽ giúp phòng ngừa bệnh sởi 

Cách điều trị bệnh sởi

Bệnh sởi ở trẻ em hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện có là điều trị hỗ trợ, giúp trẻ giảm nhẹ triệu chứng; từ đó, có thể tự sản sinh kháng thể chống chọi lại virus, ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc hạ sốt Acetaminophen hoặc Ibuprofen được sử dụng để hạ sốt cho trẻ khi sốt cao. Tăng cường bổ sung vitamin A để tăng miễn dịch cho trẻ, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi.

Lưu ý, các loại thuốc trị bệnh sởi ở trẻ em có chứa corticoid không được sử dụng trong điều trị. Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định khi có biến chứng sởi ở trẻ em liên quan đến vi khuẩn. Trẻ nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước có thể cần nhập viện để theo dõi, truyền đủ dịch và điện giải.

Bộ đôi sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện bệnh sởi ở trẻ

Để cải thiện nhanh chóng bệnh sởi, ngoài việc chăm sóc và điều trị như trên, cha mẹ cũng cần cho con điều trị hợp lý. May mắn là hiện nay, các nhà khoa học đã bào chế thành công bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên với tác dụng cụ thể như sau:

  • Gel bôi có thành phần chính là nano bạc, cùng dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate, hiệu quả trong việc kháng khuẩn, làm sạch da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo. 
  • Cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao tạo giác thích, L-Lysine, vitamin C và nhiều khoáng chất giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Trẻ mắc bệnh sởi khi kết hợp dùng bộ đôi cốm & gel thảo dược sẽ giúp tăng cường miễn dịch từ bên trong, nhanh lành các tổn thương da từ bên ngoài, từ đó mau chóng lấy lại sức khỏe tốt.

Sởi là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, người mắc sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình cải thiện bệnh, bạn nên cho bé sử dụng bộ đôi gel & cốm thảo dược mỗi ngày!

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận