Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp do người bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với một hoặc một số tác nhân gây kích ứng. Vậy bệnh có biểu hiện gì? Người bị viêm da dị ứng cần lưu gì trong chế độ ăn uống hàng ngày?

Biểu hiện khi mắc bệnh viêm da dị ứng

Biểu hiện phổ biến nhất của viêm da dị ứng là ngứa ngáy và da nổi mẩn đỏ. Sau đó trên da dần xuất hiện các biểu hiện như thô ráp, bong tróc… Những dấu hiệu này có thể bùng phát nhanh chậm khác nhau ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường tập trung ở vị trí cánh tay, khuỷu tay, mặt sau đầu gối, vùng má hoặc da đầu.

Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng gặp phải các triệu chứng khác bao gồm: Xuất hiện các mảng da tối màu hoặc có màu đỏ/ nâu xám; Da nổi mụn nước nhỏ, chảy dịch khi bị vỡ; Các mảng da đóng vảy khô hoặc phồng rộp. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm da diễn biến nặng có thể sinh ra các phản ứng như chán ăn, sốt, mệt mỏi,…

Dựa theo đặc điểm bệnh, có thể phân loại viêm da dị ứng theo các nhóm như: Viêm da dị ứng tiếp xúc; Viêm da dị ứng thời tiết; Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm; Viêm da dị ứng cơ địa…

Biểu hiện phổ biến của viêm da dị ứng là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ

Biểu hiện phổ biến của viêm da dị ứng là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ

Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng là bệnh mạn tính, tái phát nhiều lần. Bệnh tuy không để lại những biến chứng nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Đặc biệt:

Viêm da dị ứng khiến da nóng, ngứa, khô và đóng vảy. Các tổn thương trên da có thể bị nhiễm trùng do gãi hoặc vệ sinh kém. Những vết thương này có thể để lại sẹo xấu rất mất thẩm mỹ.

Trong một số trường hợp, bội nhiễm vi khuẩn có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận nếu không được điều trị. Ngoài ra, người bệnh dễ mắc các bệnh khác như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng.

Vì vậy, những người bị viêm da dị ứng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần nếu không được điều trị. Khá nhiều người bệnh bị ảnh hưởng tới giấc ngủ vì các đợt bệnh tái phát xuất hiện cảm giác ngứa và đau rát.

Viêm da dị ứng có thể gây có thể bị nhiễm trùng do gãi hoặc vệ sinh kém

Viêm da dị ứng có thể gây có thể bị nhiễm trùng do gãi hoặc vệ sinh kém

4 thực phẩm tuyệt đối tránh khi bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng được biết đến là một thể phổ biến nhất của bệnh eczema. Ngoài việc chăm sóc da tích cực, tránh các tác nhân kích ứng như xà phòng, hóa chất… một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế các loại thực phẩm nhất định có thể giúp giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể, người bệnh nên kiêng những thực phẩm như: 

Thịt chế biến

Các sản phẩm thịt chế biến như thịt nguội, xúc xích… chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất bảo quản, do đó có thể thúc đẩy phản ứng viêm cũng như làm bùng phát viêm da dị ứng. Thay vào đó, hãy tăng cường các loại cá béo như cá ngừ, cá trích, cá hồi... trong chế độ ăn uống. Lượng axit béo omega-3 phổ biến trong các loại cá này có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả.

Đường

Các loại đường giúp bổ sung calo và tăng hương vị ngọt ngào nhưng lại rất ít lợi ích về mặt dinh dưỡng và không tốt cho người bị viêm da dị ứng. Để cắt giảm lượng đường, bạn nên uống nước lọc, trà thảo dược hoặc các loại nước tinh khiết thay vì nước ngọt có đường; loại bỏ một số thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, kem…

Sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D, nhưng có thể làm bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm da dị ứng ở một số người. Do đó, người bệnh hãy chú ý khi sử dụng và có thể thử thay thế các sản phẩm sữa như sữa đậu nành hay thực phẩm không làm từ sữa.

Ngũ cốc tinh chế

Sản phẩm được sản xuất từ ngũ cốc đã qua tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và mì ống, chứa ít chất dinh dưỡng hơn so với các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời còn góp phần làm tăng tình trạng viêm và có thể làm tăng triệu chứng viêm da dị ứng. 

Người bị viêm da dị ứng nên kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa

Người bị viêm da dị ứng nên kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa

Giải pháp từ thiên nhiên cho bệnh nhân viêm da dị ứng

Để cải thiện viêm da dị ứng, những thay đổi trong chế độ ăn uống là rất cần thiết. Bên cạnh việc tránh sử dụng những thực phẩm đã đề cập ở trên, người bệnh cũng cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm. Thiếu kẽm là một thiếu hụt phổ biến ở những bệnh nhân bị viêm da dị ứng. Kẽm có nhiều đóng góp đối với sức khỏe tổng thể. Kẽm giúp chống các bệnh nhiễm trùng cơ thể, giảm stress, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. 

Ngoài ra, việc bổ sung kẽm được xem là có vai trò quan trọng đối với bệnh viêm da dị ứng. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến là hải sản (hàu, sò, cua…), các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, nấm, bông cải xanh…

Nhằm phát huy nhiều hơn tác dụng của kẽm, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp giúp cung cấp kẽm cho làn da bị viêm da dị ứng qua sản phẩm kem bôi từ thiên nhiên có thành phần là kẽm salycilate, một muối của kẽm và acid salicylic. Ngoài ra, sản phẩm này còn kết hợp nhiều thành phần khác như nano bạc, chitosan, dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa mang lại tác động toàn diện cho viêm da dị ứng và các thể bệnh eczema: Vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm, vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da. Sản phẩm được thiết kế dạng tuýp nhỏ gọn rất tiện dụng, đồng thời có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Trên đây là các thông tin cần thiết về viêm da dị ứng và cách chăm sóc, cải thiện bệnh hiệu quả. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Dược Sỹ Mai Trang

Eczestop.webp

Bình luận