Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, xảy ra khi xuất hiện các rối loạn viêm làm suy giảm chức năng của bộ phận xương khớp trong cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào những mô, tế bào khỏe mạnh dẫn đến hiện tượng khớp xương bị viêm và sưng đau. Đôi khi các bộ phận bị ảnh hưởng có thể bao gồm mắt, da, mạch máu, tim, phổi tuy nhiên tỷ lệ rất ít.

Khác với viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp xảy ra khi lớp sụn khớp bị phá huỷ, quá trình vận động hai đầu xương của khớp chạm vào nhau gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Các triệu chứng của viêm xương khớp gồm có: Đau khớp sau khi vận động lặp lại nhiều lần, sưng nóng sau khi không hoạt động, cứng khớp vào buổi sáng.

 Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở lứa tuổi trung niên.

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở lứa tuổi trung niên

>>> XEM THÊM: Thông tin về bệnh viêm khớp huyết thanh dương tính!

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp dạng thấp là rối loạn hệ thống miễn dịch. Ở trạng thái khỏe mạnh, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của kháng nguyên lạ hoặc các mầm bệnh nguy hiểm. Khi bất thường, các tế bào thay vì bảo vệ lại tác động lên lớp màng bao quanh khớp tên là synovium làm chúng bị viêm và dày lên. Chính sự rối loạn này đã dẫn đến tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn miễn dịch chưa được nghiên cứu chính xác và khó xác định. Nó có thể đến từ một trong các yếu tố sau:

-      Di truyền: Một số gen trong cơ thể có khả năng làm tăng phản ứng với các yếu tố nguy cơ như nhiễm vi khuẩn, virus, thời tiết lạnh, ẩm thấp… rồi từ đó gây ra bệnh.

-      Môi trường: Việc sống lâu trong một môi trường lạnh, ẩm thấp có thể làm hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.

Triệu chứng điển hình của viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường tiến triển từ từ, các triệu chứng có thể xuất hiện trên toàn thân hoặc đặc trưng tại vị trí khớp bị tổn thương.

-      Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, hệ miễn dịch suy giảm, đôi khi xuất hiện các đợt sốt nhẹ. Cơ bắp trên cơ thể yếu dần, giảm chức năng.

-      Triệu chứng tại khớp: Các khớp sưng, đau, xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, nóng và có thể tấy đỏ tại các khớp. Các triệu chứng tại khớp thường xuất hiện theo tính đối xứng nhau.

Các triệu chứng thường bắt đầu từ nhẹ đến nặng theo từng giai đoạn của bệnh. Có thể chia viêm khớp dạng thấp thành 4 giai đoạn ứng với các triệu chứng điển hình như sau:

-      Giai đoạn 1: Màng trên khớp bị tổn thương, viêm. Triệu chứng ở giai đoạn này là đau nhức khó chịu, sưng khớp, cường độ đau thường tăng vào buổi sáng.

-      Giai đoạn 2: Tình trạng viêm đã có sự lan truyền tới lớp sụn khớp. Giai đoạn này những cơn đau nhức ở mức độ nặng hơn, thêm vào đó là tính linh hoạt của các khớp bị suy giảm, hạn chế sự cử động của người bệnh.

-      Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng. Lớp sụn khớp bị bào mòn nghiêm trọng nên khi cử động xuất hiện sự cọ xát giữa hai đầu xương dẫn đến triệu chứng sưng và đau nhức dữ dội, vận động khó khăn. Một số triệu chứng kèm theo gồm có: yếu cơ, biến dạng khớp, đau kèm theo ngứa và tê buốt, suy nhược cơ thể.

-      Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, tình trạng sưng viêm tại khớp giảm đi nhưng các triệu chứng điển hình như sưng đau khớp vẫn còn. Ở giai đoạn này, các khớp bị tổn thương nghiêm trọng, có xu hướng dính vào nhau, có thể bị tê liệt và ngừng hoạt động.

Ngoài các triệu chứng trên, một tỷ lệ khoảng 40% người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể có các hiểu hiện ở các bộ phận khác như: Da, mắt, thận, phổi, tủy xương, mạch máu…

Nếu không được chữa trị kịp thời, các khớp có thể bị biến dạng, dính vào nhau, huỷ khớp, các gân và dây chằng cũng bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể bị liệt hoặc tàn phế.

 Sưng tấy, cứng khớp khó vận động là biểu hiện điển hình của viêm đa khớp dạng thấp.

Sưng tấy, cứng khớp khó vận động là biểu hiện điển hình của viêm đa khớp dạng thấp

>>> XEM THÊM: Triệu chứng chân tay sưng của bệnh viêm khớp dạng thấp!

Các đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn người bình thường như sau: .

Viêm khớp dạng thấp người lớn

Ở người lớn, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp tăng cao hơn dựa trên những yếu tố sau đây:

-      Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị mắc xương khớp dạng thấp cao hơn nam giới khoảng 2 - 3 lần (thống kê từ CDC).

-      Độ tuổi: Tỷ lệ người mắc viêm khớp dạng thấp nhiều hơn ở lứa tuổi trung niên. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ khởi phát cao nhất đối với nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên .

-      Di truyền: Người có thành viên trong gia đình từng có bệnh lý về khớp có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn.

-      Người hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh và mức độ phát triển bệnh nhanh hơn.

-      Cân nặng: Những người thừa cân có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

 Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp nhiều hơn người bình thường.

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp nhiều hơn người bình thường

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hay thiếu niên là loại viêm khớp mãn tính không rõ nguyên nhân và khó điều trị. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đi lại, hoạt động thường ngày của bé.

Những trẻ em có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể là do di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Người mắc viêm đa khớp dạng thấp có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như sau:

-      Dính khớp, biến dạng khớp: Bị viêm khớp dạng thấp lâu ngày có thể xuất hiện những biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp hay dính khớp.

-      Phong thấp: Biến chứng này thường gặp ở khớp khuỷu tay hoặc các khớp chịu nhiều áp lực khác. Biểu hiện gồm có: Cơ thể sốt nhẹ và mệt mỏi, chán ăn, chân tay ra nhiều mồ hôi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ tại khớp khớp, có thể xuất hiện sưng, nóng nhẹ.

-      Mắt miệng khô khan: Khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ có nhiều khả năng bị giảm độ ẩm trong mắt, miệng. Biểu hiện: mắt khô, ngứa, giảm tầm nhìn, khô miệng, mất vị giác.

-      Nhiễm trùng: Nhiều loại thuốc tây y điều trị viêm khớp làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể suy yếu dễ bị ảnh hưởng bởi các loại virus gây bệnh như: Covid19, cúm, viêm phổi…

-      Chèn ép dây thần kinh: Dây thần kinh ở tay như bàn tay hay ngón tay dễ bị chèn ép, lệch khỏi vị trí, lỏng… Biểu hiện: gây sưng viêm, đau nhức tại vị trí bị chèn ép, nặng hơn có thể bị tê liệt.

 Biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp có thể biến dạng khớp.

Biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp có thể biến dạng khớp

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ được điều chỉnh để phù hợp tình trạng, mức độ tiến triển, mong muốn của từng cá nhân người bệnh. Hiện nay, viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng 2 phương pháp là dùng thuốc và phẫu thuật.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc

Các loại thuốc thường dùng điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có:

-      NSAID: Các loại thuốc giảm đau chống viêm. Một số loại NSAID không kê đơn hiện nay có: naproxen sodium và ibuprofen… Nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho dạ dày, tim, thận.

-      STEROID: Ví dụ prednisone giúp giảm đau và chậm tiến triển của bệnh. Tác dụng phụ có thể có là tăng cân, loãng xương, tiểu đường. Thuốc này thường được bác sĩ kê để làm giảm nhanh các triệu chứng chứ không sử dụng lâu dài.

-      DMARD: Đây là thuốc chống viêm thấp khớp có tác dụng chậm. Một số loại điển hình gồm: Methotrexate, hydroxychloroquine, sulfasalazine… Nhóm thuốc này có tác dụng phụ lên gan và có thể làm nhiễm trùng phổi. Ngoài ra điều trị viêm khớp dạng thấp còn sử dụng các loại thuốc khác như: adalimumab, golimumab, baricitinib, infliximab...

 NSAID là thuốc giảm đau chống viêm thường dùng trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp.

NSAID là thuốc giảm đau chống viêm thường dùng trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn sử dụng Sulfasalazine giảm đau, giảm viêm đúng cách

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu điều trị thuốc không đáp ứng và các triệu chứng của bệnh không suy giảm, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp. Có một số loại phẫu thuật như sau:

-      Phẫu thuật loại bỏ phần viêm: Tiến hành can thiệp để loại bỏ phần bị viêm của niêm mạc khớp, giúp giảm đau, tăng tính linh hoạt cho khớp.

-      Điều chỉnh gân: Sau quá trình bị viêm đa khớp dạng thấp có thể làm các gân bị lệch, lỏng hay đứt. Bác sĩ cần can thiệp để điều chỉnh lại các gân đó.

-      Hợp nhất khớp: Bác sĩ có thể phẫu thuật để ổn định hoặc sắp xếp lại các khớp nhằm giảm đau cho người bệnh.

-      Thay khớp: Nếu các phương pháp trên đều không khả quan thì loại bỏ khớp cũ thay bằng khớp giả là giải pháp được lựa chọn.

Hướng dẫn phòng tránh viêm khớp dạng thấp

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp để điều trị tận gốc viêm khớp dạng thấp. Để phòng ngừa và hạn chế sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau.

Các chấn thương khớp không được điều trị hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm thấp khớp.

Các chấn thương khớp không được điều trị hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm thấp khớp

Ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra

Quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện một số biến chứng do tác dụng phụ của thuốc tây, chế độ ăn uống, tập luyện… Bạn có thể phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra bằng một số phương pháp sau:

-      Bổ sung các thực phẩm hoặc các sản phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

-      Quá trình điều trị do tác dụng phụ của thuốc rất dễ dẫn đến trình trạng viêm loét dạ dày mà các triệu chứng lâm sàng ít xuất hiện, do đó cần bổ sung thêm các thuốc giảm tiết acid hoặc các thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.

-      Với những người bệnh thiếu máu có thể bổ sung thêm sắt, vitamin B12, acid folic qua các thức ăn hằng ngày hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe tự nhiên.

Điều chỉnh lối sống hỗ trợ điều trị và phòng ngừa

Để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ bạn, áp dụng các cách phòng ngừa còn nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế vận động mạnh, hạn chế những thức ăn không có lợi.

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đau và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng thêm.

Một số loại thực phẩm trong bữa ăn tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có:

-      Rau ranh, các loại cá và dầu ôliu, những thực phẩm này có tác dụng chống viêm hiệu quả.

-      Một lượng nhỏ sữa béo và protein nạc trong bữa ăn hằng ngày.

-      Các thực phẩm giàu canxi cho xương chắc khỏe.

-      Các thực phẩm có chứa axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá trích... có thể giúp người bệnh giảm đau vào bữa sáng.

-      Ngoài ra còn có một số thực phẩm cần bổ sung như: Quả anh đào, đậu, nghệ, trà xanh, gừng...

 Xây dựng chế độ ăn dành cho người viêm khớp dạng thấp hợp lý giúp làm bệnh tiến triển tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn dành cho người viêm khớp dạng thấp hợp lý giúp làm bệnh tiến triển tốt hơn

Bên cạnh những gì cần bổ sung, thì người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì cũng là vấn đề mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Một số thực phẩm không nên dùng gồm có:

-      Hạn chế sử dụng bia, rượu và các chất kích thích.

-      Các loại nội tạng động vật vì có nhiều photpho, sau khi cơ thể hấp thụ có thể dẫn đến mất canxi trong xương, làm xương dễ bị sưng viêm, kém chắc khỏe.

-      Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các món chiên xào. Vì chất béo sẽ làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

>>> XEM THÊM: Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Lưu ý về lao động, vận động hàng ngày

Ngoài chế độ ăn, người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng hằng ngày và hạn chế những việc lao động dùng sức nặng.

-      Thực hiện các bài tập chống co rút gân, khớp, giảm teo cơ khi triệu chứng viêm, sưng đau đã giảm dần sẽ rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Bạn nên thực hiện các bài tập nhiều lần trong ngày theo chức năng sinh lý của khớp.

-      Đặc biệt không nên làm những việc cần gắng sức như bê vác đồ vật nặng, làm việc quá tải.

-      Bạn có thể tới các trung tâm phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, thư giãn để cải thiện tình trạng viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả hơn.

-      Hạn chế chấn thương xương khớp: Bị chấn thương và không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.

-      Tránh các tác nhân của môi trường: Cơ thể khi tiếp xúc với môi trường không khí ẩm, lạnh cũng dễ mắc các bệnh viêm xương khớp. Vậy nên, bạn cần giữ ấm cơ thể thật tốt, tránh các môi trường có không khí lạnh lâu dài.

-      Ngừng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, có thể khiến cho bệnh viêm khớp trở nên nặng hơn.

-      Duy trì cân nặng: Béo phì có thể tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp, do đó duy trì cân nặng là điều cần thiết.

>>> XEM THÊM: Cách giúp bạn ngủ ngon khi bị viêm khớp dạng thấp!

Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ

Viêm đa khớp dạng thấp cần điều trị lâu dài do đó khi sử dụng thuốc tây dễ gặp những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Để giải quyết được vấn đề này, nhiều người đã tìm đến các loại thảo dược, các bài thuốc cổ truyền để vừa cho hiệu quả tốt, vừa có tính an toàn cao. Một số loại dược liệu được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị viêm khớp như: Hy thiêm, Gừng, Bạch thược, Nghệ…

Đặc biệt, nghiên cứu năm 2017 cho thấy, hy thiêm là thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống tăng acid uric máu, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Sản phẩm bao gồm các thành phần hy thiêm, bạch thược, nhũ hương, sói rừng,... còn được nghiên cứu tại bệnh viện lớn uy tín cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện triệu chứng ở người bệnh.

 Viêm khớp dạng thấp điều trị giảm triệu chứng hiệu quả nhờ các thảo dược tự nhiên.

Viêm khớp dạng thấp điều trị giảm triệu chứng hiệu quả nhờ các thảo dược tự nhiên

Viêm khớp dạng thấp hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó, để giảm các nguy cơ mắc hay giảm tiến triển của bệnh bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, phối hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống, luyện tập, làm việc và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào liên quan đến viêm khớp dạng thấp, hãy liên hệ tới hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ tư vấn.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17193307/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/diagnosis-treatment/drc-20353653

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/childhood.htm

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/rheumatoid-arthritis-complications

Dược sĩ Thu Thảo

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thap-Linh

Bình luận