Tất cả thông tin về cách trị mụn đầu đen – nên và không nên
Những thông tin cần biết về mụn đầu đen
Trước khi biết nên hay không nên làm gì khi trị mụn đầu đen, bạn cần hiểu về những nguyên nhân có thể gây ra chúng. Ngoài ra, xác định được có phải đang bị mụn đầu đen hay không cũng là một trong những yếu tố giúp bạn trị mụn an toàn hơn.
Mụn đầu đen là gì và triệu chứng
Mụn đầu đen là những nốt mụn xuất hiện dưới da do nang lông bị tắc nghẽn, chúng thường có kích thước rất nhỏ, có bề mặt mụn sẫm màu hoặc màu đen. Mụn đầu đen thường có mức độ khá nhẹ và hình thành chủ yếu ở mặt. Tuy vậy, nó cũng có thể xuất hiện ở những khu vực khác như lưng, ngực, cổ, vai, tay,…
Theo nghiên cứu từ Viện Da liễu Hoa Kỳ, tình trạng này có ảnh hưởng đến gần 50 triệu người lớn tại đây. Một thống kê khác được đăng tải tại Cleveland Clinic cũng cho biết, tình trạng da này phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có đến 10 – 20% trường hợp sẽ bị mụn đầu đen.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa mụn đầu đen và mụn đầu trắng (mụn nhọt). Tuy vậy, đây là 2 loại mụn có bản chất khác nhau. Bề mặt mụn đầu đen được hình thành do quá trình oxy hóa phân tử. Trong đó, khi mụn nhọt được bao phủ bởi da, quá trình oxy hóa này sẽ không xảy ra.
Dấu hiệu để nhận biết mụn đầu đen chính là những nốt mụn có kết cấu phẳng, hơi nhô lên, đầu mụn sẫm màu. Mụn đầu đen không gây viêm, do đó nó sẽ không gây tình trạng đau đớn hoặc khó chịu như một số loại mụn khác.
Một số hình ảnh về mụn đầu đen
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen
Mụn đầu đen hình thành khi bã nhờn, dầu thừa, tế bào chết hoặc vi khuẩn gây ra mụn (P. acnes) tích tụ trong nang lông. Sự tích tụ này sẽ hình thành nhân mụn (nốt mụn). Những nhân mụn này sẽ hình thành và phát triển trên bề mặt da.
Khi tiếp xúc với không khí, phần đầu của nhân mụn sẽ bị oxy hóa và tạo thành các đốm màu đen hoặc sẫm màu. Mụn đầu đen thường bị nhầm lẫn với bụi bẩn, tuy vậy, đây được xem là giai đoạn đầu của mụn trứng cá.
Hiểu đơn giản hơn, mụn đầu đen được hình thành khi các nang lông/tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn. Sẽ có một số nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng này, ví dụ như:
- Do da tăng sản xuất bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
- Do quá trình thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là quá trình tăng androgen trong cơ thể.
- Sự hình thành bất thường của các keratin (protein giúp phát triển tóc, da, móng tay,..).
- Sự xuất hiện quá nhiều của vi khuẩn trên da.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm bạn dễ bị mụn đầu đen hơn, bao gồm:
- Sử dụng mỹ phẩm, quần áo, khẩu trang,… quá kín, dày làm bít tắc lỗ chân lông.
- Thường xuyên đổ mồ hôi quá nhiều.
- Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng đồ ăn cay, dầu mỡ, nước ngọt, café, rượu, bia,…
- Hành động cạo râu thường xuyên hoặc tương tự khiến nở nang lông.
- Thường xuyên ở trong môi trường có độ ẩm cao, dầu mỡ.
- Đang bị một số tình trạng sức khỏe như căng thẳng quá mức, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
- Đang sử dụng một số loại thuốc steroid, ví dụ như corticosteroid, những loại thuốc ảnh hưởng đến sự thay đổi của tế bào da nhanh chóng.
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức là một nguyên nhân gây ra mụn đầu đen
Cách trị mụn đầu đen - nên và không nên
Vì là một tình trạng da phổ biến, nên khi mụn đầu đen xuất hiện, nhiều người thường chủ quan tìm các trị mụn đầu đen tại nhà. Tuy vậy, không phải tất cả các phương pháp trị mụn hiện nay đều giúp bạn cải thiện nó, trong một số trường hợp mụn đầu đen có thể nặng hơn. Vậy, nên và không nên làm gì khi trị mụn đầu đen?
Nên trị mụn đầu đen như thế nào?
Để điều trị mụn đầu đen hiệu quả và an toàn, bạn nên tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ da liễu. Bởi, cách điều trị, quá trình treatment sẽ tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người. Một số phương pháp có thể sử dụng như:
Sử dụng axit salicylic, benzoyl peroxide hoặc resorcinol
Đây là những thành phần cơ bản được sử dụng để loại bỏ mụn đầu đen. Chúng có tác dụng tẩy tế bào chết, làm lỏng các nhân mụn đầu đen, giúp thông thoáng các lỗ chân lông và làm khô các tổn thương do mụn. Từ đó có thể loại bỏ được mụn đầu đen dễ dàng.
Sử dụng dẫn xuất vitamin A trong quá trình chăm sóc da
Trong trường hợp những thành phần trên không cải thiện được tình trạng mụn, bạn có thể được hướng dẫn để sử dụng các dẫn xuất của vitamin A. Những loại thuốc này đa số cần được kê đơn bởi các bác sĩ da liễu. Chúng giúp ngăn chặn sự hình thành của các nhân mụn trong nang lông, thúc đẩy quá trình luân chuyển của da, giảm độ dính của tế bào da, từ đó ngăn chặn sự tắc nghẽn của nang lông.
Một số loại thuốc được bôi lên da bao gồm như tretinoid, adapalene, tazarotene. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi có thành phần benzoyl peroxide kết hợp nếu bạn có thêm các tình trạng mụn khác cùng mụn đầu đen. Ví dụ như mụn nhọt, mụn trứng cá,…
Thêm các dẫn xuất của vitamin A vào skincare sẽ hỗ trợ cải thiện mụn đầu đen
Một số phương pháp khác
Những phương pháp này cũng có thể giúp loại bỏ mụn đầu đen. Tuy vậy, bạn nên thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ da liễu. Ví dụ như:
Lột mụn hóa học: Được thực hiện để loại bỏ các tế bào chết trên da, giảm tắc nghẽn từ đó giảm các tác nhân gây ra mụn đầu đen. Một dung dịch hóa học sẽ được bôi lên da để giúp đạt được tác dụng này.
Liệu pháp ánh sáng: Bác sĩ/chuyên gia da liễu sẽ sử dụng tia laser để tiếp cận bề mặt da bị mụn đầu đen. Những ánh sáng này có tần số rất nhỏ và sẽ tác động vào quá trình sản xuất dầu, tiêu diệt các loại vi khuẩn.
Điều không nên khi trị mụn đầu đen
Trong quá trình điều trị mụn đầu đen, bạn không nên thực hiện những điều sau đây, bởi nó có thể khiến cho tình trạng mụn của bạn trầm trọng hơn. Cụ thể như sau:
Nặn mụn: Bạn nên tránh nặn mụn bằng tay hoặc các loại dụng cụ bằng kim loại. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, gây kích ứng và làm các vấn đề về da trở nên tồi tệ hơn.
Xông hơi đẩy mụn: Một mẹo được nhiều người sử dụng để trị mụn đầu đen chính là xông hơn. Nhiều người cho rằng phương pháp này sẽ giúp mở lỗ chân lông và đẩy mụn ra. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào xác nhận vấn đề này. Một số trường hợp cho thấy xông hơi còn làm cho mụn đầu đen nghiêm trọng hơn.
Chà xát quá mạnh trên da: Việc chà xát khi rửa mặt sẽ giúp loại bỏ được các bã nhờn. Tuy vậy, nếu bạn tác động lực quá mạnh, các tuyến bã nhờn sẽ nhận được tín hiệu để sản xuất nhiều chất nhờn thay thế hơn. Từ đó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn và mụn xuất hiện nhiều hơn.
Khi bị mụn đầu đen không nên chà xát da mặt quá mạnh
Sử dụng hydrogen peroxide không phù hợp: Thành phần này thường được khuyến khích để sử dụng cho da bị mụn trứng cá. Mục đích là giúp giảm mức độ nghiêm trọng của mụn. Tuy vậy, hydrogen peroxide là một thành phần mạnh và có thể làm khô, kích ứng da. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua sử dụng thành phần này cho mụn đầu đen.
Một số vấn đề không nên khác:
- Sử dụng dụng cụ tẩy trang không phù hợp, chúng có thể gây ra kích ứng da.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm trang điểm có chứa dầu.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, mặc quần bó sát, sử dụng các sản phẩm có cồn,…
Vấn đề nên lưu ý khi trị mụn tại nhà
Trong quá trình điều trị mụn đầu đen tại nhà, bạn nên lưu ý thực hiện những vấn đề sau đây để giúp quá trình trị mụn được cải thiện hơn. Bao gồm:
Làm sạch da: Bạn nên thực hiện quá trình làm sạch phù hợp với tình trạng da của mình. Lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng. Bởi, việc giữ làn da luôn sạch sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình trị mụn.
Lựa chọn mỹ phẩm, sản phẩm trang điểm: Lưu ý nên chọn lựa những sản phẩm dành riêng cho da mụn, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông khi dùng.
Điều trị những vấn đề da đang tồn tại: Nếu mụn đầu đen của bạn đi kèm những vấn đề da khác, bạn nên thực hiện điều trị tình trạng đó để hỗ trợ cho quá trình chữa mụn đầu đen được hiệu quả hơn.
Nghỉ ngơi và thư giãn đủ: Nên tránh để tinh thần bị căng thẳng quá mức. Bởi chúng có thể kích thích sản xuất bã nhờn, từ đó làm tăng sự xuất hiện của mụn đầu đen.
Việc căng thẳng kéo dài sẽ giúp giảm tiết bã nhờn gây mụn đầu đen
Thay đổi chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống góp phần rất lớn trong việc cải thiện mụn đầu đen, cụ thể là:
- Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp như các loại đậu, ngũ cốc, trái cây hay rau chưa qua chế biến.
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa khoáng chất, kẽm, vitamin A, E, chất chống oxy hóa ví dụ như các loại trái cây, rau có màu vàng, cam (cà rốt, mơ, khoai lang), có màu xanh đậm (rau bina, súp lơ xanh,..), các loại bánh mì nguyên cám, gạo lứt, cà chua, việt quất,…
- Hạn chế thực phẩm làm tăng lượng đường quá cao như bánh mì trắng, đồ uống hoặc thực phẩm có đường, gạo trắng,…
- Hạn chế thực phẩm có chứa carbohydrate tinh chế, bơ sữa, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa,… bởi cúng có thể tăng kích thích sản xuất hormone, gián tiếp kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược thiên nhiên để giúp hỗ trợ cho quá trình mụn đầu đen được nhanh hơn mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính. Ví dụ như neem, ba chạc, hoàng liên, sài đất, lô hội,…
Trong đó, dịch chiết neem (cây sầu đâu) có nguồn gốc Ấn Độ có thể giúp kháng khuẩn cho làn da mụn hiệu quả. Thảo dược này đã được thực hiện nghiên cứu vào năm 2013 bởi tác giá Dr. Farhat S. Daud cùng với cộng sự của mình. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các dịch chiết từ neem có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng mụn. Một kết quả nghiên cứu khác vào năm 2018 của tác giả Vaibhav Bansal cùng cộng sự cũng cho kết luận tương tự.
Khi phối hợp dịch chiết từ neem với những loại thảo dược ở trên sẽ giúp tạo ra được công thức hỗ trợ tái tạo da trong quá trình trị mụn đầu đen hiệu quả. Ngoài ra, công thức này còn giúp làm mờ các vết sẹo, thâm do mụn đầu đen để lại.
Dịch chiết từ neem có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn đầu đen
Trên đây là bài viết mang tính chất tham khảo thêm về mụn đầu đen. Tuy là một tình trạng da phổ biến, nhưng nếu không điều trị đúng phương pháp và cẩn thận, mụn đầu đen có thể để lại nhiều vết thâm, sẹo và ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của da. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chủ đề này, hãy đặt câu hỏi tại phần bình luận của bài viết để nhận được câu trả lời, giải đáp chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
https://www.netdoctor.co.uk/beauty/skincare/a28962/blackheads-need-to-know/
https://www.healthline.com/health/blackheads#prevention
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22038-blackheads
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22038-blackheads
https://www.verywellhealth.com/difference-between-a-pimple-and-a-blackhead-15973
https://www.everydayhealth.com/smart-skin/the-best-and-worst-ways-to-get-rid-of-blackheads/
https://www.news-medical.net/health/Blackheads-and-Whiteheads-Overview.aspx
https://www.medicalnewstoday.com/articles/71615#Plant-based-treatments
https://www.sknclinics.co.uk/conditions/black-heads
Bình luận