Thuốc Cerebrolysin là thuốc gì?

Cerebrolysin là hỗn hợp của peptit (15%) và axit amin (85%) được lấy từ mô não của lợn bằng công nghệ sinh học chuyển hóa. Thuốc được chấp nhận sử dụng tại các nước châu Á, châu Âu. Tuy nhiên, vì một số vấn đề liên quan đến an toàn, hiện tại Cerebrolysin không được chấp nhận tại Hoa Kỳ.

Hiện thuốc Cerebrolysin được Ever Pharma sản xuất với khá nhiều loại dung tích với mức giá khác nhau. Ví dụ như:

Dung tích ống tiêm

Đóng gói hộp

Giá tham khảo

1 ml

10 ống

200.000 đồng/hộp

5 ml

5 ống

320.000 đồng/hộp

10ml

5 ống

550.000 đồng/hộp

20 ml

Không đủ dữ liệu

Không đủ dữ liệu

30 ml

5 ống

218.000 đồng/lọ

 thuoc-bo-nao-cerebrolysin-hien-duoc-sãn-xuat-voi-nhieu-dung-tich-khac-nhau.webp

Thuốc bổ não Cerebrolysin hiện được sản xuất với nhiều dung tích khác nhau

Thuốc Cerebrolysin có tác dụng gì?

Khi Cerebrolysin được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ có những tác động đến não bộ để giúp điều trị được bệnh lý. Những tác động này có thể gồm:

  • Chữa trị, khắc phục tổn thương cho tế bào não, thúc đẩy tế bào mới được sản sinh, phát triển tốt hơn.
  • Bảo vệ cho các tế bào não khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài.
  • Cung cấp thêm năng lượng cho não bộ bằng tăng hấp thu glucose trong tế bào não, giúp quá trình tổng hợp protein được tốt hơn.
  • Hạ thấp mức độ lo lắng, nồng độ lactate, độ lắng đọng beta-amyloid trong não.
  • Tăng nhận thức cho người bệnh, sự tập trung và tăng cường trí nhớ.

Từ những cơ chế đó, thuốc bổ não thường được sử dụng để điều trị những bệnh lý như:

  • Đột quỵ: Hỗ trợ cải thiện nhận thức, chức năng vận động trong thời gian phục hồi sau đột quỵ.
  • Chấn thương não bộ: Cải thiện não bộ trong quá trình phục hồi, giảm tàn tật.
  • Sa sút trí tuệ từ các bệnh lý như Alzheimez, bạch não, nhồi máu đa ổ, sa sút trí tuệ phức hợp, mất trí nhớ.
  • Một số bệnh lý khác: Cerebrolysin cũng được sử dụng cho một số bệnh lý như bại não (tăng nhận thức), sau phẫu thuật thần kinh, sau chấn động, chấn thương liên quan đến não bộ,…

Nên sử dụng Cerebrolysin như thế nào để an toàn?

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng Cerebrolysin. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nắm được cách thức Cerebrolysin được tiêm vào cơ thể như thế nào để đảm bảo được an toàn. Cerebrolysin được sử dụng như sau:

Cách dùng Cerebrolysin

Cerebrolysin được sử dụng để tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp tay và truyền tĩnh mạch. Cụ thể như sau:

  • Tiêm dưới 5ml: Không pha loãng và tiêm vào bắp tay.
  • Tiêm từ 5 – 10ml: Không pha loãng và tiêm vào tĩnh mạch.
  • Từ 10 – 50ml: Thực hiện truyền tĩnh mạch. Cần pha loãng dung dịch theo hướng dẫn bằng muối, Ringer hoặc dung dịch glucose 5%, tối đa 100ml (sau khi đã pha loãng).

Lưu ý, trước khi tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, cần sát khuẩn vô trùng cho dung dịch tiêm, truyền. Đảm bảo các dụng cụ được sử dụng 1 lần. Sử dụng ngay Cerebrolysin sau khi lấy ra khỏi ống thuốc. Đối với tiêm thời gian sử dụng muộn nhất sau 3 phút kể từ khi lấy ra, đối với truyền tĩnh mạch từ 15 – 60 phút truyền.

nguoi-benh-co-the-duoc-tiem-hoac-truyen-tinh-mach-Cerebrolysin.webp

Người bệnh có thể được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch Cerebrolysin

Liều dùng Cerebrolysin

Với mỗi mục đích điều trị, Cerebrolysin sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau. Thông tin về liều lượng sau đây được cung cấp từ nhà sản xuất, trên thực tế liều lượng sử dụng sẽ được bác sĩ điều chỉnh phù hợp hơn.

Sa sút trí tuệ mạch máu, Alzheimer: Trường hợp nhẹ 1 – 5ml, trường hợp nặng 10 – 30ml/lần. Một liệu trình điều trị kéo dài 4 tuần, thực hiện 5 lần/tuần. Lặp lại chu kỳ điều trị mỗi 2 – 4 lần/năm.

Chấn thương sọ não: 20 – 50ml/lần. Sử dụng lại sau 7 – 30 ngày tùy thuộc vào chỉ định điều trị của bác sĩ.

Đột quỵ: 20 – 50ml/lần. Sử dụng lại sau 10 – 21 ngày tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Trẻ em: Lưu ý chỉ sử dụng tối đa 1 – 2ml. mỗi ngày.

Xử lý khi quá liều lượng: Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến sức khỏe, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Cerebrolysin có gây ra tác dụng phụ nào không?

Hầu như các tác dụng phụ của Cerebrolysin khá hiếm gặp và thường sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu những tác dụng phụ sau đây kéo dài và gây ảnh hưởng đến người bệnh, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, xử lý:

  • Tăng kích động như nóng tính, hung hăng hơn, mất ngủ, xuất hiện lú lẫn nghiêm trọng hơn.
  • Tăng thông khí, hạ/tăng huyết áp, run rẩy, trầm cảm, mệt mỏi, thờ ơ với các yếu tố xung quanh, chóng mạnh.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống với cảm cúm như ho, nhiễm trùng đường hô hấp, chóng mặt.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra buồn nôn, nôn, táo bón/tiêu chảy, khó tiêu, xuất hiện hiện tượng chán ăn.
  • Khi được tiêm quá nhanh, người bệnh cũng có thể xuất hiện cảm giác nóng, đổ mồ hôi, chóng mặt, đánh trống ngực, loạn nhịp tim.
  • Một số trường hợp đơn lẻ có thể xảy ra các co giật.
  • Tại vết tiêm có thể nổi ban đỏ, ngứa, bỏng rát.

Đặc biệt lưu ý nếu người bệnh sau tiêm xảy ra các phản ứng dị ứng, quá mẫn hoặc phản ứng da/viêm tại chỗ. Nhức đầu, đau cổ, chân tay, đau thắt lưng, khó thở, cảm thấy ớn lạnh và xuất hiện các dấu hiệu tương tự sốc thuốc. Nếu gặp những phản ứng này cần thông báo cho cấp cứu/bác sĩ ngay lập tức.

su-dung-thuoc-Cerebrolysin-co-the-gay-hien-tuong-chan-an.webp

Sử dụng thuốc Cerebrolysin có thể gây ra hiện tượng chán ăn

Ai nên cẩn thận khi sử dụng Cerebrolysin?

Cerebrolysin sẽ được chống chỉ định với một số trường hợp. Nếu người bệnh thuộc một trong những trường hợp sau, hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc chuyển sang thuốc thay thế khác:

  • Người đang hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Cerebrolysin.
  • Đang tiềm ẩn các nguy cơ có thể gây co giật như đang mắc động kinh, có tiền sử động kinh.
  • Người bị suy thận nặng/cấp tính có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của suy thận.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Tuy không có dấu hiệu về nguy hiểm, nhưng vẫn cần thông báo cho bác sĩ để cân nhắc về lợi ích/nguy cơ trước khi dùng thuốc.

Nên thận trọng khi dùng Cerebrolysin với thuốc nào?

Một số nghiên cứu về tương tác của thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế MAO khi dùng cùng Cerebrolysin có thể làm tăng nồng độ, tích lũy của thuốc. Ngoài ra, nếu người bệnh đang điều trị bằng lithium, Cerebrolysin có thể làm tăng tích tụ chất này tro mô não.

Hầu hết các tương tác thuốc của Cerebrolysin chưa được nghiên cứu lâm sàng và còn tiềm ẩn nhiều tương tác nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy thông báo với bác sĩ khi bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi được chỉ định điều trị bằng Cerebrolysin.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Cerebrolysin, người bệnh có thể dùng thêm các thảo dược hỗ trợ như sâm đất, hạt mào gà trắng, đinh lăng, bạch quả... để tăng cường chức năng não bộ tốt hơn. Theo đó, sâm đất đã được nghiên cứu chứng minh cho tác dụng hoạt huyết, tăng cường chất dinh dưỡng cho thần kinh não bộ và tăng tuần hoàn máu não. Đồng thời, sâm đất còn giúp chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do phá hủy tế bào thần kinh. Việc kết hợp các thảo dược không chỉ giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh, mà còn giảm tác dụng của các phương pháp điều trị khác.

Tạm kết

Cerebrolysin có hạn sử dụng 4 năm kể từ ngày sản xuất, cần bảo quản Cerebrolysin trong điều kiện nhiệt độ không quá 25 độ C, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời. Không sử dụng Cerebrolysin khi đã quá hạn sử dụng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các câu hỏi thường gặp khi dùng Cerebrolysin. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuốc Cerebrolysin để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình điều trị.

Những thông tin trong bài viết được tổng hợp và mang tính chất tham khảo. Hãy tuân thủ theo đúng liệu trình của bác sĩ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Cerebrolysin, hãy liên hệ ngay tới Hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo:

https://www.cerebrolysin.com/en/cerebrolysin/about-cerebrolysin/

https://www.mims.com/philippines/drug/info/cerebrolysin?type=full 

https://selfhacked.com/blog/cerebrolysin-effects/ 

Dược sĩ Mai Lan

box chân trang BNAA (1).png

Bình luận