Khi con được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, lo lắng “Tăng động giảm chú ý có chữa được không?” của cha mẹ là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tăng động giảm chú ý có chữa được không là lo lắng chung của các bậc phụ huynh

Tăng động giảm chú ý có chữa được không là lo lắng chung của các bậc phụ huynh

Giải đáp: Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ em, được biểu hiện bằng trạng thái không tập trung chú ý, hành vi hiếu động thái quá và tính hấp tấp, bốc đồng. 

Theo các chuyên gia, hiện nay chưa có biện pháp có thể điều trị khỏi hoàn toàn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, tin tốt là nếu được can thiệp sớm và đúng cách, các biểu hiện của tăng động giảm chú ý sẽ giảm dần theo thời gian và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Thực tế có rất nhiều em bé mắc hội chứng tăng động giảm chú ý vẫn có thể đi học và hòa nhập cộng đồng như bao trẻ bình thường khác.

Phát hiện và can thiệp sớm là chìa khóa vàng giúp con khắc phục tăng động giảm chú ý. Để được chuyên gia tư vấn kỹ hơn về cách điều trị, cha mẹ vui lòng để lại thông tin dưới phần bình luận trong bài viết này.

Các biện pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ cha mẹ nên biết

Các phương pháp điều trị chính cho trẻ tăng động giảm chú ý bao gồm:

Thứ nhất: Trị liệu hành vi

Được thực hiện bởi giáo viên can thiệp đặc biệt hoặc chính bản thân gia đình, cha mẹ của trẻ tăng động giảm chú ý.

Trị liệu hành vi thường liên quan đến việc quản lý hành vi, sử dụng hệ thống phần thưởng để khuyến khích con cố gắng kiểm soát chứng ADHD của mình. Các giáo viên can thiệp đặc biệt cũng có thể thiết kế riêng một giáo trình, kế hoạch và tổ chức các hoạt động, hệ thống khen thưởng đối với từng trẻ tăng động giảm chú ý.

Trẻ ADHD cần được can thiệp ở các cơ sở giáo dục đặc biệt

Trẻ ADHD cần được can thiệp ở các cơ sở giáo dục đặc biệt

Thứ hai: Sử dụng thuốc

Có 5 loại thuốc được cấp phép để điều trị ADHD bao gồm: 

  • Methylphenidat
  • Lisdexamfetamine
  • Dexamfetamine
  • Atomoxetin
  • Guanfacine

Các thuốc này mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn ADHD nhưng có thể giúp người mắc chứng bệnh này tập trung tốt hơn, giảm tính bốc đồng, cảm thấy bình tĩnh hơn để có thể học hỏi và thực hiện được các kỹ năng trong cuộc sống.

Một số loại thuốc cần phải dùng hàng ngày, nhưng cũng có một số loại thuốc chỉ được dùng tăng cường trong thời kỳ trẻ đi học. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể tạm dừng thuốc để đánh giá xem liệu pháp sử dụng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có cần thiết hay không.

Vì thuốc điều trị tăng động giảm chú ý đều là thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương, do đó cha mẹ cần sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, bởi bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên độ tuổi, các triệu chứng để lựa chọn thuốc an toàn và hiệu quả cho trẻ, hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Thứ ba: Sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Bao gồm chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phù hợp để điều hòa chức năng não bộ, giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh để giảm thiểu các biểu hiện của tăng động giảm chú ý.

Theo nghiên cứu và đánh giá của nhiều chuyên gia, một số thảo dược như Đinh lăng, Thăng ma, Ginkgo biloba hay một số vi chất thiết yếu tốt cho não bộ như Taurine, Coenzyme Q10, Acid folic… có thể tác động tích cực trong hỗ trợ giảm các biểu hiện tăng động, hiếu động quá mức, đồng thời tăng tập trung chú ý, tăng cường khả năng nhận thức và học tập ở trẻ nhỏ. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chứa các thành phần này cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các bậc phụ huynh.

Đinh lăng hỗ trợ điều hòa biên độ sóng não thường bị rối loạn ở trẻ ADHD

Đinh lăng hỗ trợ điều hòa biên độ sóng não thường bị rối loạn ở trẻ ADHD

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Tăng động giảm chú ý có chữa được không?”, đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp giúp trẻ nhanh chóng giảm được những biểu hiện tăng động, tăng cường khả năng tập trung chú ý. Nếu còn băn khoăn khác, cha mẹ vui lòng để lại dưới phần bình luận của bài viết để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

5.webp

Bình luận