Đâu là “thủ phạm” gây bệnh tự miễn? Xem ngay!
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào các mô của chính cơ thể đó. Vậy yếu tố nào tác động gây ra sự nhầm lẫn này? Hãy tìm hiểu kỹ về bệnh tự miễn cũng như nguyên nhân của bệnh và giải pháp đối phó từ Kim Miễn Khang trong bài viết dưới đây.
5 “thủ phạm” gây nên bệnh tự miễn
Các nhà y học đã mạnh mẽ “tố cáo rằng chính môi trường sống hiện đại là thủ phạm “đâm bị thóc, thọc bị gạo” gây ra các bệnh lý liên quan tới tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm da cơ địa, eczema, bạch biến... Sau đây là 5 thủ phạm đã “nhúng tay” vào quá trình tự miễn:
1. Sự thiếu hụt vitamin D
Vitamin D là một “biên tập viên” của hệ miễn dịch. Vitamin D sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự nhóm họp của những “thành phần phản động” trong hệ miễn dịch. Vitamin D được cơ thể tổng hợp nhờ vào ánh sáng mặt trời. Những quốc gia ở vĩ độ cao như Canada và New Zealand có tần suất người mắc bệnh tự miễn cao nhất thế giới. Để chắc rằng bạn không bị thiếu vitamin D, lượng vitamin D có trong máu khi đem xét nghiệm cần phải đạt ở con số 100 - 150 pg/ml.
Sự thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn
2. Sự nhiễm trùng
Nhiễm trùng chính là “ngòi nổ” cho một số bệnh tự miễn. Khi bị viêm nhiễm, trầy xước, các tế bào của chính cơ thể lại “na ná” như vi trùng. Vì vậy, hệ miễn dịch bị nhầm lẫn, thay vì đánh vi trùng, lại đi tiêu diệt “người nhà”.
3. Sự xáo trộn vi khuẩn đường ruột
Có hàng tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Trong vài thập kỷ gần đây, màng nhầy ruột của chúng ta đang “kêu cứu” vì việc con người sử dụng kháng sinh bừa bãi hay thuốc ngừa thai, thuốc giảm cân, detox vô tội vạ. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ dẫn đến các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.
Sự xáo trộn vi khuẩn đường ruột có thể gây tự miễn
4. Hội chứng rò ruột
Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, việc tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. Các phần tử thức ăn sẽ thừa cơ hội từ ruột ngao du vào máu và tạo “gánh nặng” cho hệ miễn dịch từ đó dẫn đến sự tự miễn.
5. Ô nhiễm môi trường
Các bệnh tự miễn, nhất là bệnh lupus, vảy nến, viêm da cơ địa càng trở nên nghiêm trọng hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm. Những “tội phạm môi trường” nổi danh nhất là thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao ni lông... Những hóa chất này gây tổn hại một cách trực tiếp lên hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn bị gây ra trong trường hợp này là do các mô của cơ thể bị tổn hại và biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch không thể phân biệt đó là mô của cơ thể hay tác nhân lạ.
Y học hiện đại điều trị bệnh tự miễn ra sao?
Việc điều trị bệnh tự miễn còn phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phần lớn các bệnh tự miễn là mạn tính và không có cách chữa trị dứt điểm, nhưng các triệu chứng có thể được giảm bớt và kiểm soát bằng cách điều trị. Các liệu pháp điều trị tiêu chuẩn bao gồm:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS).
- Thuốc kháng viêm chứa corticosteroid.
- Thuốc ức chế miễn dịch bao gồm: Azathioprine, Cyclophosphamide, Mycophenolate mofetil, Sirolimus hoặc Tacrolimus. Tuy nhiên, các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Thuốc điều trị bệnh tự miễn thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ
- Kháng thể đơn dòng (thuốc ức chế TNF).
- Liệu pháp thay thế globulin miễn dịch.
- Bổ sung vitamin, hormone mà cơ thể thiếu do bệnh tự miễn gây ra (hormone tuyến giáp, vitamin B12, vitamin D hoặc insulin).
- Truyền máu nếu hệ thống tạo máu bị ảnh hưởng.
- Vật lý trị liệu để hỗ trợ vận động nếu xương, khớp hoặc cơ bị ảnh hưởng.
Giải pháp từ thảo dược dùng cho người mắc bệnh tự miễn
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm da cơ địa, eczema, bạch biến… vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Không chỉ vậy, việc sử dụng các phương pháp tây y lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ, gây hại cho da khi dùng lâu dài cũng như không tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Do đó, việc dùng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn được xem là giải pháp hữu hiệu.
Người bị bệnh tự miễn nên chọn sản phẩm chứa cao Sói rừng, cao Bạch thược, cao Hoàng bá, cao Thổ phục linh, cao Nhàu, chiết xuất Nhũ hương... Trong đó thành phần chính Sói rừng có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch hiệu quả qua cơ chế tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh (nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc). Nhờ đó, Sói rừng giúp ngăn ngừa phản ứng tự miễn tấn công tế bào da melanocyte.
Sói rừng có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch
Ngoài ra, sự phối hợp giữa Sói rừng với Bạch thược, Thổ phục linh có trong sản phẩm còn được chứng minh hiệu quả giúp cải thiện bệnh tự miễn (nghiên cứu của tác giả Haiming Chen và cộng sự).
Thành phần Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; chống đột biến; có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn.
Nhóm các thảo dược khác như Nhàu, Hoàng bá, Nhũ hương có tác dụng tăng tái tạo da, củng cố chức năng hàng rào bảo vệ da. Giúp cải thiện triệu chứng và bảo vệ làn da mỏng manh của người mắc các vấn đề da liễu do tự miễn.
Như vậy, thay vì áp dụng một phương pháp chữa bệnh tự miễn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người mắc nên lựa chọn sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, hạn chế hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào trong cơ thể từ đó chống tự miễn hiệu quả.
Bình luận