Cách chữa nhiệt miệng ở người lớn nhanh khỏi, an toàn
Nhiệt miệng hay còn gọi là viêm loét miệng lưỡi, áp tơ miệng, là tình trạng các vết loét xuất hiện trên môi, lưỡi, nướu, ổ răng hoặc các khu vực khác trong miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày. Nguyên nhân và cách chữa nhiệt miệng sẽ có trong bài viết dưới đây.
Phân loại nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng thường được phân thành 3 loại:
Nhiệt miệng thể nhỏ
Là dạng thường gặp nhất, chiếm đến 80% các ca nhiệt miệng. Các tổn thương dạng này thường nông, đường kính khoảng 3mm-1cm, thường tồn tại thành từng vết riêng biệt ở môi, má và lợi. Một lần bùng phát có thể có từ 1-5 vết nhiệt miệng và kéo dài 7-10 ngày, gây đau rát cho người mắc phải.
Vết nhiệt miệng có thể hình tròn hoặc hình dạng khác
Nhiệt miệng thể lớn
Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn là một dạng hiếm gặp của nhiệt miệng. Các vết loét thường lớn hơn, từ 1-3 cm, sâu hơn và có bờ nổi cao. Chúng có thể tập trung thành nhóm gần nhau và thường xuất hiện ở môi, hàm ếch mềm, họng và có thể lan rộng đến các khu vực khác trong miệng. Tổn thương này có thể kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo hoặc biến chứng co kéo miệng hầu, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Nhiệt miệng Herpes
Đây là dạng nhiệt miệng ít gặp nhất, tổn thương nhỏ, thường tập trung thành đám. Do cái tên mà nhiều người nhầm tưởng bệnh gây ra do virus herpes, tuy nhiên nguyên nhân thực sự vẫn chưa được xác định.
Vết nhiệt miệng thể nhỏ mà đa số người mắc phải
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng chưa được xác định chính xác, nhưng có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh nặng hơn, cụ thể như sau:
- Bùng phát vi sinh vật trong khoang miệng: Khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Việc này xảy ra khi bạn không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách, trào ngược dạ dày hoặc suy giảm miễn dịch.
- Tổn thương trong miệng: Những tổn thương do việc đánh răng quá mạnh, cắn phải môi, lưỡi hoặc sử dụng niềng răng tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào vết thương gây loét miệng
- Sử dụng thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng cao hơn so với thông thường, trong đó có bệnh lý nhiệt miệng.
- Do kích thích: Uống nước sôi, nước đá, dùng thực phẩm cay nóng hoặc dùng nước súc miệng quá đậm đặc cũng dẫn đến nhiệt miệng.
- Virus: Rubella gây bệnh sởi, Varicella zoster virus gây bệnh thủy đậu, Epstein - Barr virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân cũng đồng thời là nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi và hầu họng ở người.
- Dị ứng: Một số người có thể dị ứng với một chất cụ thể trong thức ăn hoặc thuốc dẫn đến nhiệt miệng.
Những người sống ở vùng nhiệt đới, có chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, folic, vitamin C, B6, B12 có nguy cơ cao bị nhiệt miệng. Người trẻ và trung niên thường bị nhiệt miệng nhiều hơn người già.
Virus, vi khuẩn và nấm gây nhiệt miệng ở người lớn
Cách chữa nhiệt miệng ở người lớn nhanh khỏi
Thông thường vết nhiệt miệng có thể khỏi sau 1-2 tuần mà không cần can thiệp. Trong trường hợp nhiệt miệng lên nhiều, gây đau rát khó chịu, bạn nên thử các phương pháp sau:
Dùng muối ăn
Súc miệng bằng nước muối là cách trị nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối 3-4 lần mỗi ngày giúp vệ sinh khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn và nhanh làm khô vết loét. Một số người còn dùng muốn ăn đắp trực tiếp lên vết thương. Đây là cách làm cho hiệu quả nhanh tuy nhiên không khuyến khích bạn thực hiện vì cảm giác xót buốt rất khó chịu và có thể vô tình gây tổn thương làm vết loét lan rộng hơn.
Dùng hạt rau mùi
Hạt rau mùi ta có tính sát khuẩn, giúp giảm lây truyền các bệnh về da và đã được sử dụng từ lâu trong dân gian để nấu nước tắm cho trẻ nhỏ. Để trị nhiệt miệng, bạn hãy bỏ 1 thìa hạt rau mùi vào 1 cốc nước đun sôi, dùng súc miệng 2-3 lần một ngày cho đến khi khỏi nhiệt miệng.
Chữa nhiệt miệng bằng cách ngậm chất chát
Các thực phẩm có vị chát như trà khô, quả sung, húng chanh, lá ổi,… giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng và giảm tiết nước bọt, giúp làm săn se vết thương và giảm mùi hôi miệng.
Dùng mật ong và nghệ
Mật ong kháng khuẩn, nghệ chống viêm. Bạn hãy trộn mật ong với tinh bột nghệ và bôi vào vết loét miệng sẽ giúp kích thích các mô nhanh phát triển, vết loét nhanh bình phục, không để lại sẹo.
Súc miệng nước muối là cách phòng và điều trị nhiệt miệng
Giải pháp “đánh nhanh, diệt gọn” viêm loét miệng lưỡi
Các phương pháp chữa nhiệt miệng trên thường chỉ phát huy hiệu quả sau vài ngày sử dụng. Để ngay lập tức dịu êm nhiệt miệng, thoải mái ăn uống mà không lo đau, xót, rát, bạn nên sử dụng các sản phẩm gel bôi có thành phần tác dụng nhanh, giúp làm dịu nhiệt miệng ngay từ lần bôi đầu tiên như nano bạc.
Phân tử nano bạc được xem như bước đột phá trong điều trị các bệnh về viêm nhiễm bởi tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm nhanh mà không gây đề kháng, không tác dụng phụ. Trong gel bôi nhiệt miệng, nano bạc được kết hợp với chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như duối, neem, đinh hương có tác dụng như chất giảm đau tự nhiên, làm dịu đau rát trong khoang miệng ngay từ lần bôi đầu tiên.
Đặc biệt, hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm gel bôi nhiệt miệng sử dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất, kết hợp thảo dược tự nhiên với nano bạc và kẽm salicylat, cho hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Gel bôi nhiệt miệng giúp làm sạch miệng và kháng khuẩn, khử mùi hôi, làm thơm làm dịu mát miệng khi bị: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng. Hiện sản phẩm đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc và online trên toàn quốc.
Mùa hè nắng nóng là điều kiện lý tưởng để bệnh nhiệt miệng, hôi miệng bùng phát. Bạn hãy chuẩn bị sẵn trong nhà một tuýp bôi nhiệt miệng cho cả gia đình cùng sử dụng nhé.
Bình luận