Nguyên nhân khiến răng bạn bị ê buốt

Răng ê buốt là tình trạng xảy ra khi các lớp ngà răng (dưới răng) bị lộ ra bên ngoài do các mô, nướu răng bị tụt. Lúc này, lớp màng bảo vệ chân răng không được bao phủ bởi lớp men cứng này, những dây thần kinh dẫn đến tủy răng bị lộ ra ngoài. Khi những dây thần kinh này tiếp xúc với các yếu tố khác gây ra tình trạng bị ê buốt răng.

Có nhiều tác nhân, yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau.

Mắc các bệnh về răng lợi 

Các bệnh liên quan đến răng lợi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng ê buốt. Một số loại bệnh có thể kể đến như:

Sâu răng: Sâu răng khiến lớp men răng bị mài mòn dần và lộ lớp ngà răng. Khi đó các đầu dây thần kinh răng trong tủy răng dễ bị kích thích bởi yếu tố nhạy cảm như đồ lạnh, đồ nóng.

Bệnh viêm nướu, tụt nướu: Phần nướu có vai trò bảo vệ, cố định cấu trúc của răng. Các mảng bám từ thức ăn thừa có thể gây ra viêm nướu. Nếu nướu bị viêm và nhiễm trùng, hoặc do tuổi cao sẽ dẫn đến tình trạng tụt nướu. Khi đó phần ngà răng sẽ bị lộ ra gây ra hiện tượng răng nhạy cảm.

Răng bị nứt: Răng bị nứt do nhai vật cứng hay chấn thương cũng dễ gây ê buốt răng. Khi đó các ngọn thần kinh răng tiếp xúc với các yếu tố nhạy cảm gây ra tình trạng răng ê buốt.

sau-rang-de-dan-den-tinh-trang-e-buot-rang.webp

Sâu răng dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng

Vệ sinh răng không đúng cách

Vệ sinh răng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng ê buốt răng. Một số sai lầm thường mắc phải trong quá trình vệ sinh răng như:

Chải răng quá mạnh: Có thể bạn chưa biết, trong kem đánh răng thực chất có chứa tỷ lệ các chất mài mòn giúp làm sạch mảng bám. Tuy nhiên việc chải răng quá mạnh sẽ làm mài mòn cấu trúc men răng. Sau một thời gian dài lớp men răng không được tái tạo kịp thời, tình trạng răng ê buốt sẽ xuất hiện.

Chải răng không đúng thời gian: Nhiều người cho rằng nên vệ sinh răng, đánh răng ngay sau khi ăn xong là tốt nhất. Tuy nhiên thời điểm này quá trình tái khoáng cho răng đang diễn ra. Đánh răng sẽ ngăn cản quá trình tái khoáng, lớp men răng không được phục hồi.

Dùng nước súc miệng trong thời gian dài: Tương tự như kem đánh răng, các dung dịch súc miệng cũng chứa các chất mài mòn. Nếu dùng trong một thời gian dài, răng bạn cũng có thể bị nhạy cảm, ê buốt. 

>>>XEM THÊM: Tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng và cách khắc phục hết mùi hôi

Một số nguyên nhân khác

Ngoài hai nhóm nguyên nhân phổ biến trên, ê buốt răng có thể xuất phát từ những nhóm tác nhân khác. Ví dụ như:

Thói quen nghiến răng: Nghiến răng cũng gây ra sự va chạm và cọ sát giữa các răng. Ở những trường hợp ngủ nghiến răng nhiều thì tỷ lệ bị răng ê buốt cao hơn nhiều sao với người bình thường.

Sau thực hiện thủ thuật răng lợi: Các thủ thuật răng lợi như bọc răng, trám răng, khiến phần ngà răng bị lộ ra. Do đó răng dễ bị ê buốt và khó chịu khi tiếp xúc với các yếu tố nhạy cảm. 

Chế độ ăn, đồ uống chứa nhiều acid: Sử dụng nhiều đồ ăn thức uống có hàm lượng acid cao như trái cây họ cam quýt, uống nước ngọt có gas sẽ gây mòn men răng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến răng dễ bị nhạy cảm và ê buốt. Vậy làm thế nào thế nào để hết ê buốt răng, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể hơn ở phần bên dưới.

thoi-quen-nghien-rang-khien-rang-bi-nhay-cam.webp

Thói quen nghiến răng khiến răng bị nhạy cảm

Cách chữa trị ê buốt răng, buốt chân răng

Trước khi sử dụng các phương pháp điều trị ê buốt răng, bạn cần xác định xem bạn có thực sự bị ê buốt răng hay không. Nếu bạn xuất hiện tình trạng khó chịu, thậm chí đau nhói sau khi tiếp xúc với yếu tố nhạy cảm như đồ ăn lạnh, nóng, cắn phải thứ gì đó, xuất hiện cảm giác buốt lan tỏa từ đầu răng đến tận chân răng thì có thể bạn đã bị ê buốt răng. Tình trạng này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài trong vài phút, thậm chí là vài giờ.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng ê buốt này sẽ tiến triển nặng hơn, khiến người bị phải kiêng tuyệt đối những đồ ăn nhạy cảm. Dưới đây là những cách chữa trị tình trạng ê buốt răng hiệu quả.

Điều trị theo chỉ dẫn nha sĩ

Việc cần làm khi điều trị ê buốt răng là giảm tính nhạy cảm của ngọn thần kinh răng. Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm ê buốt răng, bổ sung Florua cho răng hoặc diệt tủy răng.

Sử dụng thuốc điều trị ê buốt răng

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho vấn đề răng nhạy cảm. Một số loại gel chứa các chất giảm nhạy cảm có thể được sử dụng. Tuy nhiên việc dùng các loại gel chống nhạy cảm cần có sự đồng ý của chuyên gia nha khoa. 

Bổ sung florua

Liệu pháp bổ sung Florua thường được thực hiện tại các phòng khám nha khoa. Phương pháp này giúp bổ sung, tăng cường cho lớp men răng, từ đó giảm được tình trạng dây thần kinh trong răng bị kích thích.

Diệt tủy răng

Nếu tình trạng ê buốt chân răng diễn ra dai dẳng và không được cải thiện, diệt tủy là biện pháp cứu cánh cuối cùng để giải quyết vấn đề này. Điểm hạn chế là những chiếc răng sau diệt tủy sẽ yếu hơn, dễ gãy hơn do không được cung cấp dinh dưỡng.

diet-tuy-rang-de-dieu-tri-rang-e-buot.webp

Diệt tủy răng là phương pháp giúp điều trị răng nhạy cảm

Cách trị ê buốt răng tại nhà

Điều trị y tế sẽ giúp cải thiện ê buốt nhanh chóng. Ngoài ra, người bị ê buốt răng cũng có thể thực hiện một số cách sau để giảm ê buốt răng tại nhà:

Sử dụng kem đánh răng nhạy cảm

Kem đánh răng nhạy cảm là giải pháp hiệu quả cho tình trạng răng ê buốt. Các chế phẩm này chứa các chất như Kali nitrat, Kali clorid giúp giảm mẫn cảm của ngọn thần kinh răng. Người bị răng ê buốt có thể sử dụng, không lo ê buốt răng mà vẫn đảm bảo làm sạch răng, tái khoáng cho răng.

Súc miệng bằng nước muối loãng giúp giảm ê buốt 

Dung dịch nước muối loãng có khả năng sát trùng, giảm viêm hiệu quả và an toàn. Súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày vừa giúp sạch mảng bám, vừa hạn chế viêm nướu xuất hiện.

Sáp ong, mật ong chữa buốt chân răng

Trong sáp ong có chứa các vitamin và khoáng chất có nhiều công dụng quý. Các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường dinh dưỡng cho nướu lợi. Ngoài ra vị ngọt trong mật ong cũng giúp dịu tình trạng ê buốt chân răng hiệu quả.

Chữa răng ê buốt do tụt lợi bằng lá trầu không

Lá trầu không trước đây được dân gian sử dụng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa sâu răng. Lá trầu cũng được chuyên gia kiểm chứng với công dụng sát trùng, tiêu viêm hiệu quả. Các hoạt chất trong lá trầu như tanin, flavonoid giúp giảm các tổn thương tại nướu lợi, ngăn chặn hiệu quả tình trạng viêm.

Sử dụng bài thuốc thảo dược phối hợp

Những phương pháp trên có thể giúp làm giảm được tình trạng ê buốt tạm thời và việc sử dụng riêng lẻ cũng sẽ làm hạn chế tác dụng của chúng. Để cải thiện hạn chế đó, nhiều người bị ê buốt răng đã tìm đến những bài thuốc phối hợp các loại thảo dược như sáp ong, vỏ chay, lá trầu không, cùi quả cau.

Những loại thảo dược như sáp ong được nghiên cứu vào năm 2017 đã cho thấy có công dụng rất tốt trong việc giúp làm giảm ê buốt răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm các dưỡng chất để nuôi dưỡng, tái tạo nướu, lợi hiệu quả. Từ đó giúp hạn chế sự nhạy cảm ở răng xuất hiện.

La-trau-khong-cai-thien-tinh-trang-viem-nuou-loi-gay-buot-rang.webp

Lá trầu không cải thiện tình trạng viêm nướu lợi gây buốt răng

>>>XEM THÊM: Chảy máu chân răng do đâu và cách điều trị, cầm máu như thế nào?

Cách phòng ngừa răng ê buốt hiệu quả

Hiện nay các bệnh lý về răng, điển hình là tình trạng răng ê buốt xảy ra rất phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt. Dưới đây là các cách phòng tránh răng ê buốt hiệu quả.

Vệ sinh răng đúng cách

Bảo vệ lớp men răng là cách hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ răng ê buốt xuất hiện. Bạn nên đánh răng 2 lần một ngày với bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa fluor. Có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng hiệu quả mà không mài mòn răng. Nên đánh răng ít nhất 1 giờ sau ăn để quá trình tái khoáng răng diễn ra hoàn toàn.

Sử dụng máng chống nghiến răng

Những trường hợp có thói quen nghiến răng trong lúc ngủ nên sử dụng máng chống nghiến răng. Việc làm này sẽ ngăn được sự mài mòn men răng. Lớp men răng được bảo vệ, tình trạng răng ê buốt sẽ không xuất hiện.

Gặp nha sĩ định kỳ

Răng ê buốt có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào khiến người mắc rất khó chịu. Vì vậy để phòng tránh răng ê buốt, hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và điều trị.

Tránh các loại thực phẩm làm tăng nhạy cảm răng

Những trường hợp răng nhạy cảm cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh ê buốt răng. Một số thực phẩm người bị răng ê buốt cần tránh, đồ ăn lạnh, đồ ăn chua như dưa chua muối, quả chanh, cam chua, đồ uống có gas.

Trên đây là những điều cần lưu ý về vấn đề ê buốt răng. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có được những kinh nghiệm quý giá trong việc phòng, xử lý tình trạng răng ê buốt nhanh chóng. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số 024. 38461530 - 028. 62647169, chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/sensitive-teeth/faq-20057854

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5768961/

https://www.healthline.com/health/sensitive-teeth-to-cold

https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/s/sensitive-teet

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận