Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Vì vậy, nắm được nguyên nhân gây bệnh và chủ động phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu. Hãy cùng Dược phẩm Á Âu tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé! 

Nguyên nhân gây tăng huyết áp 

Tăng huyết áp là tình trạng được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên, bao gồm:

1. Tiền sử gia đình

Tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người bị cao huyết áp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn bình thường. Đây cũng là lí do ngày càng có nhiều trẻ em bị tăng huyết áp.

Yếu tố gia đình liên quan đến hiện tượng tăng huyết áp ở trẻ em

2. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn nhiều muối, cholesterol, chất béo bão hòa có thể làm tăng huyết áp. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 30% trường hợp người huyết áp cao có liên quan mật thiết tới việc ăn quá nhiều muối và các thực phẩm chứa muối. Đó là bởi muối làm tăng tình trạng giữ nước, tăng áp lực lên thành mạch và dẫn tới tăng huyết áp sau thời gian dài.  

3. Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi khi nói về yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. Theo năm tháng, mạch máu dần trở nên cứng hơn, thành mạch giảm tính đàn hồi và áp lực trên thành động mạch tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp.

4. Căng thẳng, stress

Căng thẳng quá mức sẽ làm tăng nhịp tim, co mạch máu dẫn tới huyết áp tăng. Tình trạng này kéo dài thường xuyên khiến tim phải làm việc quá sức, tăng nguy cơ đau tim và cao huyết áp mạn tính.  

Stress là một trong những yếu tố gây tăng chỉ số huyết áp

5. Thói quen lười vận động

Vận động thể chất giúp lưu thông máu tốt hơn, điều hòa áp suất trong lòng mạch, giảm cao huyết áp. Ngược lại, ít vận động khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. 

6. Uống nhiều bia rượu

Uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá có thể làm tăng huyết áp về lâu dài. Dưới tác dụng của bia rượu, tim sẽ đập nhanh hơn, khiến các mạch máu dễ bị co lại làm tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu bia còn là một trong những yếu tố hàng đầu gây các bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng cân… 

7. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nồng độ nicotin trong máu, gây co mạch, tăng huyết áp. Hút với lượng càng lớn, thời gian càng dài thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành càng cao. 

Hút thuốc lá gây cao huyết áp

8. Mắc một số bệnh lý

Có nhiều bệnh lý gián tiếp dẫn đến tăng huyết áp như: Bệnh Cushing, cường giáp, các bệnh về thận (suy thận mạn tính, viêm cầu thận, hẹp động mạch thận… 

9. Tác dụng phụ khi dùng thuốc tây

Song song với tác dụng điều trị bệnh, một số nhóm thuốc có thể gây tác dụng phụ, làm tăng chỉ số huyết áp. Gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc cảm, thuốc giảm đau…   

Biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả 

Để phòng bệnh tăng huyết áp, chúng ta cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ với các biện pháp sau:

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp… và các loại đậu đỗ, trái cây như chuối, cam, bơ, đu đủ, bưởi… Hạn chế các thực phẩm nhiều muối và giảm lượng muối khi chế biến món ăn hàng ngày: Cho ít nước mắm, xì dầu, nước sốt… Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ như: Thịt mỡ, đồ chiên rán, xúc xích, giò chả, lạp xưởng, đồ đóng hộp…  

Chế độ ăn hợp lý góp phần giảm tăng huyết áp

2. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những yếu tố gây tăng huyết áp. Vì vậy, bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và có thể thư giãn với các bài tập yoga, thiền, nghe nhạc…

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chạy bộ, đạp xe… ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi một tuần giúp lưu thông khí huyết, điều hòa huyết áp hiệu quả. 

4. Bỏ các thói quen có hại

Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá đều là những nguyên nhân làm tăng chỉ số huyết áp. Do đó, bạn hãy hạn chế uống rượu bia và nên bỏ thuốc lá để ngăn ngừa huyết áp cao. 

Bí quyết hạ và ổn định huyết áp với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Bên cạnh thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể dục… bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược thành phần chính cao cần tây để củng cố hiệu quả cải thiện chỉ số huyết áp. Cần tây từ hàng ngàn năm trước đã được Y học cổ truyền coi là vị thuốc quý, chuyên dùng cho người bị tăng tăng huyết áp. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại, công dụng của cần tây đã được nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ. Cụ thể, nghiên cứu tại Iran năm 2013 đã chứng minh cần tây có khả năng làm giảm cả chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương từ 23 - 38 mmHg nhưng không gây tụt huyết áp quá mức. 

Cần tây là loại rau có tác dụng giảm đáng kể chỉ số huyết áp

Ngoài cao cần tây, sản phẩm còn kết hợp cao hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm cho tác động toàn diện hơn vào cơ chế tăng huyết áp, góp phần giảm lipid máu, hỗ trợ ngừa tăng huyết áp do xơ vữa động mạch. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, phát huy hiệu quả cao, hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp lâu dài, phòng nhiều biến chứng tim mạch, đột quỵ do cao huyết áp. 

Tăng huyết áp là bệnh lý diễn biến âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… Chính vì vậy, hãy chủ động phòng và kiểm soát bệnh từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc về bệnh tăng huyết áp cần được tư vấn, bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0243.8461530 để nhận tư vấn từ chuyên gia.

Dược sĩ Mai Phương

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dinh-ap-vuong.webp

Bình luận