Đi ngoài phân sống là tình trạng trẻ không tiêu hóa được hết thức ăn, trong phân còn cặn dư các chất đạm, tinh bột, mỡ,... Hiện tượng này khiến trẻ biếng ăn, sụt cân so với bạn cùng lứa tuổi. Ba mẹ hãy xem hết bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý cho con nhé!

 

Trẻ bị sôi bụng đi ngoài phân sống có nguyên nhân từ loạn khuẩn đường ruột

Sôi bụng, đi ngoài phân sống là gì?

Sôi bụng là từ để chỉ các tiếng “ùng ục”, “òn ọt” phát ra tại ruột trong quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Hiện tượng này thường không gây hại cho sức khỏe mà chỉ là dấu hiệu cảnh báo các chứng bệnh đường tiêu hóa. Còn đi ngoài phân sống là tình trạng trong phân còn lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Xét nghiệm cặn dư cho thấy trong phân còn lẫn nhiều chất đạm, tinh bột, thức ăn. 

Hiện tượng đi ngoài phân sống có nhiều biểu hiện như:

  • Trẻ đi ngoài không đều, phân lúc rắn lúc sền sệt hoặc đi ngoài ra nước
  • Phân không thành khuôn
  • Trong phân có chất nhầy hoặc có lợn cợn hạt là các mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết
  • Phân thường có màu vàng ngả xanh 

 

Mẹ nên thường xuyên quan sát phân của trẻ để kịp thời nhận ra dấu hiệu bệnh 

Nguyên nhân khiến trẻ sôi bụng, đi ngoài phân sống

Hiện tượng sôi bụng có thể gặp khi trẻ đói bụng, thèm ăn hoặc tư thế ngồi không đúng làm tăng nhu động ruột, nhưng khi xảy ra thường xuyên thì thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nói, nuốt quá nhiều không khí dẫn đến ruột cần tăng nhu động để đẩy không khí
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Do lượng hại khuẩn lấn át lợi khuẩn khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ dẫn đến sôi bụng, đầy hơi
  • Một số bệnh lý bất thường trong đường tiêu hóa gây tăng nhu động ruột: tiêu chảy, bệnh Crohn, dị ứng với thức ăn, viêm dạ dày ruột, tắc ruột cơ học, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng,...

Còn đi ngoài phân sống thường chỉ do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột với nguyên nhân sâu xa là:

  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng: Hiện nay, nhiều trẻ em thừa đạm và chất béo nhưng lại thiếu chất xơ và một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Điều này làm giảm lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu thức ăn. 
  • Sử dụng kháng sinh đường uống: Kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột, nếu không có biện pháp bổ sung sẽ khiến đường ruột giảm hấp thu, đi ngoài phân sống. Vì vậy khi trẻ mắc bệnh cần sử dụng kháng sinh, ba mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé. 
  • Môi trường sống thiếu vệ sinh: Hại khuẩn từ môi trường có thể xâm nhập vào đường ruột khi trẻ ăn uống, chơi đùa hoặc mút ngón tay. Các hại khuẩn này cạnh tranh với lợi khuẩn trong ruột làm giảm lượng lợi khuẩn và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. 

Sôi bụng, phân sống ở trẻ có đáng lo?

Tình trạng sôi bụng là dấu hiệu cảnh báo đường ruột của trẻ đang gặp vấn đề, còn đi ngoài phân sống cho thấy trẻ không tiêu hóa được hết thức ăn, đồng nghĩa với đó là không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, cơ thể gầy yếu hơn bạn cùng lứa tuổi. 

Việc kém hấp thu còn khiến trẻ không nhận được đầy đủ vitamin cần thiết, có thể dẫn đến nhiều rối loạn chức năng do thiếu vitamin như suy giảm sức đề kháng, trầm cảm, suy nhược. 

 

Sôi bụng đi ngoài phân sống khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển

Trẻ sôi bụng đi ngoài phân sống nên xử lý thế nào?

Như đã phân tích ở trên, việc trẻ sôi bụng đi ngoài phân sống có nguyên nhân sâu xa là mất cân bằng vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột ở người khỏe mạnh gồm 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, trong đó lợi khuẩn giúp tăng nhu động ruột, tăng hấp thu dưỡng chất và tổng hợp nhiều loại vitamin cơ thể cần. Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp giúp cải thiện đến 80% các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có hiện tượng sôi bụng, đi ngoài phân sống. 

Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp cho con ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung chất xơ và vitamin, bổ sung crom, selen, vitamin nhóm B, nhóm C để tăng cường miễn dịch, hạn chế ốm vặt và các vấn đề về tiêu hóa. 

Khi trẻ bị đi ngoài phân sống, trong chế độ ăn của con, mẹ hãy bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như cháo bí đỏ, cháo gà ninh nhừ, cà rốt, khoai tây,... và tạm thời ngừng cho ăn đồ tanh như cá, tôm, lươn, cua,... cho đến khi phân bình thường trở lại. Đặc biệt, trẻ cần được bổ sung kẽm để tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 

Men vi sinh Subatona - Giải pháp hai trong một cải thiện tiêu hóa ở trẻ

Có hàng trăm chủng men vi sinh đã được biết đến, đi kèm với đó là vô vàn sản phẩm men vi sinh khác nhau. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn sản phẩm chứa các chủng Bacillus như Bacillus clausii hay Bacillus subtilis bởi đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng và tính an toàn cho trẻ nhỏ, thích hợp cho bé sử dụng lâu dài để cải thiện tiêu hóa. 

Dẫn đầu trong phân khúc này là sản phẩm men vi sinh chứa 4 tỷ lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis và Kẽm gluconate giúp mang tới công dụng hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phân sống do loạn khuẩn đường ruột.

 

Men vi sinh chứa 4 tỷ lợi khuẩn và kẽm gluconat

 

Đặc biệt, loại men vi sinh hiện đại ngày nay còn được sản xuất bằng công nghệ bao vi nang bằng màng bao hữu cơ, giúp giữ vi khuẩn ổn định lâu dài trong điều kiện bảo quản, nâng tỷ lệ lợi khuẩn còn sống sót đến được ruột non lên đến 90% so với chỉ 40% như các sản phẩm thông thường khác. 

Tình trạng sôi bụng, đi ngoài phân sống lâu ngày ảnh hưởng đến cả thể chất và tâm lý của trẻ. Ba mẹ hãy lựa chọn men vi sinh chứa 4 tỷ lợi khuẩn để cải thiện chức năng tiêu hóa nhanh nhất cho trẻ. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, đừng quên để lại dưới bình luận để được dược sĩ tư vấn sớm nhất nhé.

Dược sĩ Thanh Lan

Box SBTN1.webp

Bình luận