Nhiều người khi mắc thủy đậu thường tìm đến các loại lá với mong muốn sẽ giảm được sự ngứa ngáy khó chịu, bệnh sẽ cải thiện tốt. Vậy người bị thủy đậu tắm lá gì để nhanh cải thiện bệnh và cần áp dụng thêm cách nào giúp nhanh lành các vết thủy đậu? 

Người bệnh thủy đậu có cần kiêng tắm không?

Thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, khi mắc phải, người bệnh sẽ thấy cơ thể bị phát ban với những nốt mụn nước đặc trưng bao phủ. Bệnh thường kéo dài từ 15 - 20 ngày nên việc duy trì vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách là điều rất quan trọng trong giai đoạn này. 

Theo quan niệm xưa của dân gian, khi bị thủy đậu nhất định phải kiêng nước, kiêng gió,… mới an toàn và mau khỏi. Vì thế, các bậc cha mẹ thường không tắm rửa cho con, thậm chí bắt con kiêng nước tuyệt đối. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đại, quan niệm này là sai lầm.

Theo đó, ba mẹ cần vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi trên da. Việc không tắm sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Hơn nữa, trường hợp nặng hơn, các nốt mụn viêm sưng có thể vỡ ra, lây nhiễm sang các vùng da lành xung quanh. Nếu không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo lâu dài và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp như viêm da hoặc viêm phổi.

Người bệnh thủy đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi? 

Vậy có loại lá nào hữu ích có thể đun nước tắm khi bị thủy đậu để giúp người bệnh mau khỏi? Bạn có thể tham khảo các loại lá dưới đây:

Lá khế 

Lá khế hay được dùng để trị mụn nhọt vì có tính hàn. Do đó, ba mẹ có thể đun nước lá khế tắm cho con khi bé bị thủy đậu.

Cách làm: Bạn lấy lá khế chua rửa sạch, cho thêm vài hạt muối đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó bạn pha thêm nước lã để tắm sạch sẽ cho bé.

Có thể cho bé tắm lá khế khi bị thủy đậu

Có thể cho bé tắm lá khế khi bị thủy đậu

Lá trầu không

Lá trầu không giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên thường được dùng để chữa bệnh ghẻ lở, mụn nhọt. Đối với bệnh thủy đậu, việc tắm lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Bạn lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi đun cùng với 2 lít nước trong khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Sau đó bạn lấy nước đó để tắm cho trẻ, lưu ý nên pha với nước lạnh hoặc để nguội bớt mới dùng.

Tắm lá trầu không giúp kháng viêm, kháng khuẩn

Tắm lá trầu không giúp kháng viêm, kháng khuẩn

Lá tre

Lá tre có công dụng giảm bớt tình trạng ngứa ngáy nên cũng nằm trong danh sách mà ba mẹ có thể tham khảo trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu cho con. 

Cách làm: Bạn hãy rửa sạch lá tre, bỏ vào vài hạt muối rồi đun sôi cùng với nước. Sau đó để nước nguội vừa phải rồi tắm cho bé. 

Lá chè xanh

Với đặc tính sát khuẩn, chống viêm, nhanh lành vết thương, lá chè xanh được đánh giá thích hợp dùng để tắm cho người mắc thủy đậu. 

Cách làm: Bạn rửa sạch một nắm lá chè xanh rồi vò nát. Sau đó đun sôi cùng 2 lít nước, thêm vài hạt muối để tăng tính sát khuẩn. Bước tiếp theo, bạn để nguội bớt nước sao cho nhiệt độ vừa phải để tắm cho trẻ.

Mỗi tuần bạn tắm nước lá chè xanh cho bé khoảng 2-3 lần để cải thiện dần bệnh thủy đậu.

Lá chè xanh giúp chống viêm, nhanh lành mụn nước thủy đậu

Lá chè xanh giúp chống viêm, nhanh lành mụn nước thủy đậu

Tắm lá mướp đắng 

Lá mướp đắng có tính mát, giúp kháng viêm, giảm mụn nên rất hay được dùng trong các bài thuốc trị nóng trong người, thủy đậu, mụn nhọt…

Cách làm: Sau khi rửa sạch một nắm lá mướp đắng, bạn xay nhỏ rồi vắt lấy nước. Tiếp theo, bạn pha với nước ấm để tắm cho bé.

Một số điều cần nhớ khi áp dụng tắm lá cho bé

Các loại lá dùng để tắm thủy đậu cho trẻ vừa đơn giản, dễ kiếm, chi phí thấp, lại giúp hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu nên được mọi người khá ưa chuộng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, ba mẹ nên chú ý những điều dưới đây:

  • Da bé có thể không hợp với một số loại lá nên trước khi áp dụng với toàn bộ cơ thể, cha mẹ cần thử cho bé một ít trước. Nếu thấy da của con bị nổi mẩn, ửng đỏ thì cần dừng lại luôn, không áp dụng trên diện rộng.
  • Cần kiên trì áp dụng tắm lá cho con mỗi ngày vì việc tắm lá không thể cho hiệu quả nhanh.
  • Khi pha nước tắm cho bé, cha mẹ cần pha nước ấm với nhiệt độ vừa phải để phù hợp làn da non nớt của con.

Đặc biệt, để đạt kết quả nhanh chóng trong điều trị thủy đậu, cha mẹ nên cho bé kết hợp dùng bộ đôi sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh thủy đậu.

Khi bé bị thủy đậu, cha mẹ vẫn nên cho bé tắm gội để vệ sinh da sạch sẽ

Khi bé bị thủy đậu, cha mẹ vẫn nên cho bé tắm gội để vệ sinh da sạch sẽ

Bộ đôi sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, ngoài việc cho bé tắm một số loại nước lá như trên, cha mẹ cũng cần cho con điều trị hợp lý. May mắn là hiện nay, các nhà khoa học đã bào chế thành công bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên với tác dụng cụ thể như sau:

Gel bôi có thành phần chính là nano bạc, cùng dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate, hiệu quả trong việc kháng khuẩn, làm sạch da, làm dịu da khi bị thủy đậu, kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo. 

Cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao tạo giác thích, L-Lysine, vitamin C và nhiều khoáng chất giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus như thủy đậu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Người mắc thủy đậu khi kết hợp dùng bộ đôi cốm & gel thảo dược sẽ giúp tăng cường miễn dịch từ bên trong, nhanh lành các tổn thương da từ bên ngoài, từ đó mau chóng lấy lại sức khỏe tốt.

Nội dung bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về các loại lá tắm thủy đậu và giải pháp cải thiện bệnh hiệu quả từ thảo dược. Để phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát thủy đậu tốt hơn, bạn hãy cho con sử dụng bộ sản phẩm thảo dược mỗi ngày!

Dược sĩ Nhật Hạ

Bình luận