Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể phải điều trị thay thế (chạy thận, ghép thận) để duy trì sự sống. Do vậy, việc phòng ngừa và điều trị suy thận trở nên rất cấp thiết.

Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, bao gồm: viêm cầu thận, đái tháo đường, sỏi thận, tăng huyết áp, các bệnh thận bẩm sinh,… Do vậy, những người mắc các bệnh nguy cơ cần có phương pháp phòng ngừa suy thận hiệu quả. Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu như: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Chính vì thế, bệnh rất khó chẩn đoán sớm nếu không thực hiện những xét nghiệm cụ thể về máu và nước tiểu. Thông thường, khi xuất hiện triệu chứng thì suy thận đã ở giai đoạn nặng, chức năng thận chỉ còn khoảng 10 – 20%.

 ích thận vương - hỗ trợ điều trị suy thận (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Theo PGS.BS Trần Văn Chất – Nguyên Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội, việc điều trị suy thận dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc kiểm soát huyết áp, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể AT1, chẹn canxi, chẹn bêta giao cảm… Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc phòng chống rối loạn cân bằng canxi-phốt pho, phòng chống rối loạn toan kiềm, thuốc chống thiếu máu…

Ngoài ra, chế độ ăn uống trong điều trị suy thận là rất quan trọng và phải thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần hạn chế protein, không ăn nhiều đạm thực vật, nên ăn nhạt, ăn đủ vitamin, bổ sung các yếu tố vi lượng, uống đủ nước… Đồng thời, cần có chế độ sinh hoạt, vận động thích hợp.

Bình luận