Nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh viêm da cơ địa

Acid béo thiết yếu: Cá và dầu hạt lanh chứa lượng acid béo thiết yếu lớn, có thể làm giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa.

Hạt bí hoặc hạt chia: Những hạt này cung cấp kẽm, là điều cần thiết cho việc chữa lành vết thương do viêm da cơ địa gây ra và giúp chuyển hóa acid béo.

 

Hạt chia giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa

Các loại thực phẩm giàu probiotic: Ăn sữa dê kefir và amasai. Đây là những thực phẩm có lượng  probiotic cao nhất, giúp hỗ trợ sự tiêu hóa của ruột và tăng cường miễn dịch, cải thiện nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm.

Thức ăn có lượng chất xơ cao: Hiện tượng táo bón khiến cơ thể bạn tìm những cách khác để thải độc, và da có thể trở thành một nơi để cơ thể đưa độc tố ra ngoài, khiến tình trạng bệnh viêm da cơ địa nặng hơn. Do vậy, bạn cần ăn ít nhất 30 gam chất xơ mỗi ngày từ rau, hoa quả, hạt, dừa và hạt nảy mầm/cây họ đậu.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A: Tăng cường ăn các loại rau, củ, quả màu cam và vàng, bởi chúng có hàm lượng vitamin A cao, cần thiết cho sức khoẻ của da.

Các thực phẩm cần tránh để bệnh viêm da cơ địa không nặng thêm

Phụ gia: Tránh các chất phụ gia và thực phẩm chế biến, bởi chúng có thể làm viêm da cơ địa tồi tệ hơn.

Thực phẩm gây dị ứng: Tránh bất kỳ tác nhân gây dị ứng nào. Một số loại thực phẩm gây dị ứng thông thường bao gồm gluten, sữa, sò ốc hoặc đậu phộng.

Bơ thực vật và các chất béo không cần thiết khác: Những chất béo này có thể gây cản trở việc hấp thụ các chất béo thiết yếu cho việc chữa bệnh.

Đường: Đây là gia vị quen thuộc của mọi gia đình nhưng lại làm tăng tình trạng viêm và giảm chức năng miễn dịch. Vì vậy, người bệnh viêm da cơ địa không nên ăn đường.

Thức ăn chiên: Có thể làm tăng chứng viêm.

Những điều mà người bệnh viêm da cơ địa cần biết

Viêm da cơ địa là bệnh lý có thể dẫn đến sự khó chịu nghiêm trọng cho cơ thể, rối loạn giấc ngủ, lo âu và trầm cảm, nhiễm trùng da. Thực tế, đa số những người mắc bệnh viêm da cơ địa đều có vi khuẩn staphylococcus aureus trên da. Khi nổi ban hoặc ngứa quá mức sẽ làm da bị nhiễm khuẩn.

Viêm da cơ địa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy, những người bị chứng viêm da cơ địa ít có khả năng tập thể dục hơn người không mắc bệnh. Do đó, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác.

Lo lắng, trầm cảm và chất lượng giấc ngủ kém là điều thường gặp trong một đợt bùng phát viêm da cơ địa. Sử dụng các loại tinh dầu có thể giúp cải thiện tình trạng này. Nhưng bạn cần chú ý sử dụng loại phù hợp, tránh kích ứng cho người bệnh.

Khi gặp các biểu hiện của bệnh, bạn cần đến gặp bác sỹ da liễu ngay để được hỗ trợ. Ở thanh thiếu niên và người lớn, viêm da cơ địa xuất hiện ở những vùng uốn cong, như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay. Nên giữ ẩm các vùng da bị ảnh hưởng ít nhất 2 lần/ ngày để giúp làm dịu da khô, giảm ngứa và chữa bệnh nhanh. Các bà mẹ dùng probiotics hàng ngày trong thời gian mang thai và cho con bú, có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.

Bình luận