Đang từ một người đàn ông khỏe mạnh, trụ cột trong gia đình, sau khi bị đột quỵ, anh Đỗ Văn Trụ (sinh năm 1972, số nhà 39, ngõ 1194/141 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội) bỗng trở thành người tàn phế, không tự chăm sóc được bản thân mình. Nhưng may mắn, sau những nỗ lực của cả hai vợ chồng, đặc biệt là người vợ hiền trong việc giúp chồng luyện tập và chọn được phương pháp điều trị phù hợp, anh đã dần hồi phục…

Những tháng ngày ám ảnh

Chị Nguyễn Thị Lý– vợ anh Trụ vẫn nhớ rõ, vào ngày 21/6/2013, sau bữa nhậu say sưa với bạn bè, anh Trụ nôn mửa rồi vào phòng bật điều hòa đi ngủ. Một lúc sau, chị thấy người chồng cứng đơ, không nói năng, không đứng dậy được. Hoảng hốt, chị lập tức gọi người nhờ sơ cứu rồi sau đó đưa anh đi viện. Kết quả chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện khẳng định anh bị đột quỵ do nhồi máu não. Lúc bắt đầu vào viện, tay chân anh không giơ được lên cao, không cầm nắm được gì, bên chân phải bị liệt.

Những ngày tháng anh Trụ nằm trên giường bệnh, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vợ và em vợ: “Việc chăm sóc anh vất vả đã đành, tôi còn suy sụp trầm trọng khi không biết anh có hồi phục được không, hay sẽ mãi nằm một chỗ. Anh không muốn phụ thuộc vào vợ, cái gì cũng muốn tự làm nhưng không làm, không nói được, vì vậy tính tình thay đổi, dễ nổi nóng, cục cằn, sẵn có cái gì bên cạnh là anh ném hết…”.

Niềm vui trở lại

Suốt quá trình điều trị, anh Trụ liên tục sử dụng phối hợp các biện pháp dùng thuốc đông y, tây y, tiêm thuốc tăng tuần hoàn não, châm cứu, luyện tập. Khoảng 4 tháng sau, bệnh bắt đầu chuyển biến tốt hơn, có thể đi được vài bước khi nhờ người trợ giúp, nói được những từ đơn giản như: “không”, “có”, tự xỏ dép…

nattospes - đột quỵ não 

Gia đình hạnh phúc của anh Đỗ Văn Trụ.

 

Bình luận