Là bệnh có tiến triển thầm lặng nên hầu hết người bị suy thận phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu nhất trong điều trị suy thận?

Suy thận giai đoạn cuối: Điều trị như thế nào?

Một thực tế khiến nhiều người “giật mình” và không thể chủ quan đó là cứ 10 người thì có 1 người suy thận. Và Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó. Ở nước ta, số lượng bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đây đã trở thành mỗi lo ngại của toàn xã hội hiện nay.

Theo PGS.TS Nguyễn Nguyên Khôi (Hội thận học và tiết niệu Việt Nam): Không có phương thuốc nào giúp người bệnh phục hồi tốt hai quả thận khi đã ở giai đoạn cuối. Chạy thận nhân tạo chỉ là phương thức tạm thời giúp ổn định bệnh và kéo dài sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, phương thức này lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh cũng như gây ra gánh nặng kinh tế lớn đối với gia đình. Bên cạnh đó, khi ở giai đoạn cuối, nhiều người có nghĩ đến giải pháp ghép thận. Mặc dù, ghép thận sẽ giúp người bệnh có được cuộc sống như người bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên của quá trình điều trị để bảo tổn chức năng thận, nhằm tránh trường hợp quả thận ghép bị suy sau đó. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ gắn cả đời còn lại của mình với thuốc chống thải ghép và thuốc điều trị. Đồng thời, người bệnh cần thường xuyên tái khám để kiểm tra, ổn định các chỉ số. Thế nhưng, chỉ có khoảng 1% trong số 12.000 bệnh nhân suy thận mạn tính cần ghép thận tìm được quả thận phù hợp để kéo dài sự sống.

 Benh-nhan-suy-than-nen-di-kham-suc-khoe-dinh-ky.webp

Bệnh nhân suy thận nên đi khám sức khỏe định kỳ

Anh Quân

 

Bình luận